Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ SXNN tại nhno&PTNT huyện Chư Prông

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai” doc (Trang 75 - 77)

e. Hồ sơ vay vốn

4.4.1Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ SXNN tại nhno&PTNT huyện Chư Prông

huyện Chư Prông

Đơn giản hóa thủ tục cho vay

Nhìn chung thủ tục cho vay của ngân hàng nông nghiệp đã đơn giản hơn trước. Song cần phải cải tiến thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ của người dân để họ không cảm thấy phiền hà khi đi vay vốn ngân hàng. Nói như thế không có nghĩa là bỏ qua các thủ tục mà chi nhánh cần linh hoạt các thủ tục giúp người dân không mất cơ hội.

Nâng cao trình độ cho CBCNV tại ngân hàng:

Ngân hàng cần tiến hành nhiều hơn nữa các khóa tập huấn để phổ biến cơ chế tín dụng, thể lệ tín dụng, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, về kinh doanh, cách thẩm định các dự án đầu tư, trình độ tin học, ngoại ngữ, marketing…. Cho CBTD. Để CBTD có kiến thức tổng hợp mà tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình kinh doanh.

Chi nhánh cần tăng cường công tác đào tạo tại chỗ theo phương châm “ người đi trước truyền kinh nghiệm lại cho người đi sau” với cách đào tạo này vừa tiết kiệm được chi phí vừa nâng cao hiệu quả đào tạo từ thực tiễn. Ngoài ra trong thời gian tới chi nhánh cần đề nghị lên nhno&PTNT tỉnh bổ sung Cán bộ xuống chi nhánh để đáp ứng kịp thời khối lượng công việc ngày càng nhiều vì nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng.

Công tác thu hồi nợ:

CBTD cần nâng cao hơn nữa khả năng phân tích tài chính của khách hàng, phải thành thạo trong công tác thẩm định các dự án đầu tư của bà con nhằm bảo dảm vốn tín dụng đầu tư có hiệu quả.

CBTD cần phải thường xuyên theo dõi dư nợ, NQH phát sinh từ đó đề ra các biện pháp tích cực để thu hồi hoặc xử lý các khoản nợ quá hạn nhằm hạn chế NQH mới phát sinh. Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh tín dụng tại chi nhánh

Ngân hàng cần phải có chế độ khen thưởng bằng vật chất xứng đáng cho những CBTD cho vay được nhiều món lớn và thu hồi nợ có hiệu quả. Đồng thời kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy đối với những cán bộ không đủ tiêu chuẩn chuyên môn hoặc đạo đức tác phong nghề nghiệp yếu, kém. Đặc biệt xử phạt nghiêm minh đối với những CBTD thiếu tinh thần trách nhiệm làm phát sinh nhiều nợ quá hạn không thu hồi được.

Đẩy mạnh hoạt động marketing, mở rộng nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng

Lãnh đạo chi nhánh tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt 5 công cụ điều hành, đó là: Kế hoạch, lãi suất, tài chính, kiểm soát và thi đua.

Lãnh đạo chi nhánh thực hiện chỉ đạo, điều hành minh bạch, bài bản, công bằng tạo ra lòng tin, chỗ dựa an toàn về tâm lý và tư tưởng cho cán bộ nhân viên, tạo sự đoàn kết, nhất trí và khí thế phấn khởi trong toàn chi nhánh.

Chi nhánh nên cùng phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, đoàn thể các cấp để thực hiện công tác tuyên truyền, tiếp thị thông qua các kỳ họp ở cấp cơ sở, tổ nhóm dân cư, qua các tờ tin quảng cáo gấp ghi rõ các loại, thể lệ gửi tiền ngắn gọn để phát cho mọi người, đồng thời tăng cường hơn nữa các sản phẩm tiếp thị khách hàng, bởi vì đối với họ các món quà tuy giá trị không lớn nhưng đó chính là chiếc cầu nối giữa chi nhánh với khách hàng.

Đa số khách hàng trên địa bàn đến chi nhánh còn bỡ ngỡ, ngại ngùng, họ không biết giao dịch ở đâu, phòng nào, gặp ai để làm thủ tục, nên chăng chi nhánh phải có một người trực, hướng dẫn có trình độ và thái độ phục vụ tốt.

Cải thiện lề lối tác phong làm việc nhất là về giờ giấc, cử chỉ, thái độ, lời nói quán triệt phương châm “khách hàng là thượng đế”.

Phối hợp tốt với chính quyền địa phương để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hộ nông dân ký các giấy tờ, hồ sơ vay vốn một cách nhanh chóng nếu có thể

Chi nhánh cần in ấn nhiều tờ rơi, áp phít để thông báo mức lãi suất tiền vay, tiền gửi một cách cụ thể rõ ràng cập nhật, dễ hiểu cho người dân hơn.

Cần tăng cường việc chi trả kiều hối cho khách, có chính sách hợp lý để thu hút lượng khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt quan ngân hàng như : chuyển tiền cá nhân, chi trả lương qua thẻ ATM, thu tiền điện qua tài khoản …

Lãnh đạo chi nhánh nên xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao kiến thức nội ngành, ngoại ngành nhất là kiến thức về pháp luật, và thực tế tại địa bàn thì có thể có kế hoạch cử cán bộ tín dụng đi học tiếng Gia Rai

Hiện nay chi nhánh là Ngân hàng cấp huyện do đó cơ sở vật chất cần phải thay đổi, nâng cấp nhiều hơn nữa mới sứng với danh hiệu của mình như : nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, cơ sở vật chất kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Đề tài “Đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai” doc (Trang 75 - 77)