0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Phân tích doanh số thu nợ hộ SXNN

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN CHƯ PRÔNG, TỈNH GIA LAI” DOC (Trang 52 -55 )

e. Hồ sơ vay vốn

4.1.4 Phân tích doanh số thu nợ hộ SXNN

Bất cứ một tổ chức tín dụng nào muốn kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi phải thu hồi đầy đủ cả tiền gốc và lãi theo đúng thời hạn đã được quy định. Cũng giống như DSCV, doanh số thu nợ (DSTN) cũng có những biến động nhất định qua các năm.

Bảng 4.4: Doanh số thu nợ hộ SXNN theo thành phần kinh tế Tại chi nhánh qua 3 năm 2007-2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % ngành nông nghiệp 16535 13942 94203 -2593 -15.68 80261 575.68 trồng trọt 11283 10158 56526 -1125 -9.97 46368 456.47 chăn nuôi 5252 3784 37677 -1468 -27.95 33893 895.69 ngành dịch vụ nông nghiệp 4523 3947 27632 -576 -12.73 23685 600.08 ngành khác 976 594 3769 -382 -39.14 3175 534.51 Tổng Thu nợ 22032 18483 125604 -3549 -16.11 107121 579.57

(Nguồn: tổng hợp báo cáo từ phòng tín dụng 3 năm 2007 – 2009)

Qua bảng 4.4 ta thấy DSTN của ngân hàng có tăng giảm qua các năm. Điều này là hợp lý bởi DSCV của chi nhánh cho các hộ SXNN cũng có biến động tăng giảm qua từng năm. Nhưng nhìn chung là cả DSCV và DSTN có xu hướng tăng, điều này chứng tỏ được chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là làm cho ngân hàng luân chuyển được vốn nhanh hơn. Song để thấy được và tìm ra một hướng đầy đủ an toàn thích hợp ta đi sâu vào phân tích cụ thể về việc thu hồi vốn theo từng ngành kinh tế.

Nhìn chung DSTN ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu và cao hơn so với các ngành khác. Năm 2007 DSTN của ngành nông nghiệp là 16535 triệu đồng, năm 2008 giảm 15,68% còn 13942 triệu đồng, năm 2009 tăng mạnh lên 575,68% đạt 94203 triệu đồng. Để hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng giảm về thu hồi vốn của ngân hàng đối với ngành nông nghiệp ta phân tích ngành trồng trọt và chăn nuôi như sau:

- Đối với ngành trồng trọt, năm 2008 nước ta nói chung và huyện Chư Prông nói riêng chịu tác động mạnh của thiên tai, như các xã Ia lâu, Ia pior của huyện Chư Prông trong năm qua đã chịu những đợt lũ quét bất ngờ, gây thiệt hại lớn cho các hộ SXNN ở đây, hầu như là mùa màng đang trong thời kỳ sắp thu hoạch bị mất trắng do đó mà đã ảnh hưởng tới việc trả nợ của người dân. Thêm vào đó, năm 2008 cũng là một năm mà có những biến động lớn về giá cả, giá cà phê và tiêu bị mất giá, trong khi giá phân bón, thuốc trừ sâu tăng cao. Vì vậy đã không ít

hộ SXNN gặp khó khăn trong sản xuất và tất yếu ảnh hưởng tới việc thu nợ của ngân hàng. Do đó mà DSTN đối với ngành trồng trọt năm 2008 giảm 9,97% còn 10158 triệu đồng, tuy nhiên con số này đã có sự thay đổi lớn vào năm 2009, nhờ công tác cho vay và thẩm định, kiểm tra sau khi vay được triển khai tốt của ngân hàng, thêm vào đó là tình hình kinh tế xã hội của huyện năm 2009 phát triển mạnh, đời sống của người dân tăng cao. Nên DSTN đối với trồng trọt năm 2009 tăng 456,47% đạt 56526 triệu đồng.

- Đối với ngành chăn nuôi cũng có những biến động lớn trong các năm, giống như ngành trồng trọt ngành chăn nuôi năm 2008 cũng gặp không ít những khó khăn, từ dịch bệnh “tai xanh”, “long móng lở mồm”, H5N1, làm cho các vật nuôi chết hàng loạt, tác động mạnh tới thu nhập của các hộ SXNN, và việc thu hồi nợ của ngân hàng chịu ảnh hưởng không nhỏ,nên năm 2008 DSTN của ngân hàng giảm 27,95% xuống 3784 triệu đồng. Nhưng đến năm 2009 thì DSTN tăng cao tới 895,69% đạt 37677 triệu đồng, nguyên nhân là do DSCV năm này tăng cao và các hộ SXNN làm ăn hiệu quả nên việc thu hồi nợ của ngân hàng không gặp khó khăn mấy.

Đối với ngành dịch vụ nông nghiệp và các ngành khác vốn cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ so với ngành nông nghiệp nhưng đây là 2 ngành được đánh giá là việc thu hồi nợ thuận lợi hơn vì vốn vay ngân hàng nhỏ, hộ kinh doanh dịch vụ ngành nghề khác, có thu nhập thường xuyên và mang tính ổn định cao hơn, do vậy việc trả nợ dễ dàng hơn.

Tóm lại qua tìm hiểu và phân tích việc thu hồi nợ cho ta thấy chi nhánh đã đạt được hiệu quả thu hồi nợ tương đối tốt. Có được điều này là nhờ sự nỗ lực của CBCNV nhất là vai trò của CBTD trong việc tăng cường khâu thẩm định đánh giá các dự án, thường xuyên theo dõi các khoản vay, đôn đốc hộ vay trả nợ đúng hạn.

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ hộ SXNN theo bảo đảm tiền vay tại chi nhánh qua 3 năm(2007-2009)

ĐVT: Triệu đồng

Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- % Doanh số thu nợ 22032 100 18483 100 125604 100 -3549 -16.11 107121 579.57 cho vay có BĐTS 14100 64 12014 65 85411 68 -2086 -14.79 73397 610.93 cho vay không có BĐTS 7931 36 6469 35 40193 32 -1462 -18.43 33724 521.32

(Nguồn: tổng hợp báo cáo từ phòng tín dụng 3 năm 2007 – 2009)

Chư Prông là một huyện chuyên về sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây nhờ sự chỉ đạo tập trung công tác quy hoạch vùng và chỉ đạo sản xuất hết sức mạnh mẽ của các cấp ngành chức năng trong việc hỗ trợ hộ SXNN về giống, khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, do đó đời sống và sản xuất của phần lớn hộ SXNN được nâng lên rõ rệt, sản xuất không ngừng mở rộng về quy mô.

Qua bảng số liệu 4.5 cho ta thấy DSTN có đảm bảo chiếm tỷ trọng lớn và tăng mạnh vào năm 2009. năm 2007 DSTN là 14100 triệu đồng chiếm tỷ trọng 64% trong cơ cấu tổng thu nợ. đến năm 2008 vì những lý do khách quan và chủ quan như đã phân tích ở phần trên mà DSTN giảm 14,79% còn 12014 triệu đồng và tăng mạnh trở lại vào năm 2009 là 85411 triệu đồng với tốc độ là 610,93%. DSTN của tiền vay có đảm bảo chiếm tỷ trọng lớn là do nhu cầu vay vốn của các hộ cao, theo quy định đối với các “món” vay trên 30 triệu đã yêu cầu tài sản thế chấp, mà Chư Prông, là 1 huyện chủ yếu là trồng cây cà phê, tiêu. Do đó chi phí chăm sóc cao, đòi hỏi nhu cầu vốn vay của các hộ là tương đối lớn. vì vậy để hạn chế rủi ro cho ngân hàng và ràng buộc trách nhiệm trả nợ của các hộ SXNN thì yêu cầu tài sản thế chấp là tất yếu.

Ngược lại với thu nợ đối với tài sản có đảm bảo thì thu nợ đối với tài sản không đảm bảo giảm nhiều hơn vào năm 2008 với tốc độ giảm là 18,43% xuống còn 6469% triệu đồng so với năm 2007. nhưng sang năm 2009 tăng 33724 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng là 521,32 triệu đồng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT HUYỆN CHƯ PRÔNG, TỈNH GIA LAI” DOC (Trang 52 -55 )

×