Xác định được n 1, n2 như phần “a” và dựa vào công thức (*) tính được U

Một phần của tài liệu Bài giảng BỒI DƯỠNG HSG VẬT LÍ 9 (Trang 47 - 51)

I. Một số kiến thức cơ bản

c)Xác định được n 1, n2 như phần “a” và dựa vào công thức (*) tính được U

Đs: a) Có thể tăng (hay giảm) hiệu điện thế 5 lần; b) 600V.

Bài 7.

Trong hình 13.5 mô tả một loại biến thế được dùng với các hiệu điện thế khác nhau. Hãy xác định số chỉ của các vôn kế còn lại.

Hình 13.5

GỢI Ý: Xem phần hướng dẫn ở (Bài 2)

III. Luyện tập.

Bài 1.

Người ta muốn lắp một bộ thí nghiệm để chứng minh sự xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín do tác dụng của một nam châm điện. Cuộn dây dẫn kín và cuộn dây của một nam châm điện đều có vị trí cố định.

220

Ngoài cách đóng và ngắt mạch điện, còn có cách nào khác để làm xuất hiện dòng điện cảm ứng không ?

GỢI Ý:

+ Dùng biến trở.

+ Di chuyển lõi sắt của nam châm điện: Kéo ra xa hoặc đẩy vào sâu trong lòng cuộn dây.

Bài 2.

Trong các thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ mà ta đã biết, dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, rồi tắt đi và xuất hiện lại theo chiều ngược với lúc trước.

Có cách nào để tạo ra một dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một thời gian dài mà không đổi chiều không?

GỢI Ý:

Tạo ra ở đầu cuộn dây một từ trường mạnh lên (hoặc yếu đi) mãi mãi. Nhưng thực tế không thể tạo ra một dòng điện cảm ứng tồn tại lâu dài mà không đổi chiều mà chỉ có thể tạo ra một dòng điện cảm ứng tồn tại lâu dài và liên tục đổi chiều.

Bài 3.

Dòng điện dùng trong các gia đình có hiệu điện thế giữa dây nóng và dây nguội là 220V. Nếu dòng điện đó được đưa từ nhà máy điện tới các gia đình không phải với hiệu điện thế 220V mà với hiệu điện thế 6000V thì công suất hao phí khi truyền tải điện sẽ giảm bao nhiêu lần?

Coi rằng cả trong hai trường hợp dòng điện được truyền trên cùng một đường dây.

Đs: Giảm gần 750 lần.

Một công suất điện Pđược truyền tải từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ dưới hiệu điện thế U1 = 6000V. Công suất trên đường dây là Php.

Muốn truyền tải công suất điện P đó với công suất hao phí Php như trước, nhưng dưới hiệu điện thế U2 = 110V thì tiết diện các dây dẫn phải tăng lên bao nhiêu lần, nếu chúng được làm bằng vật liệu như trước.

Đs: Tăng lên gần 3000 lần.

CHƯƠNG III. QUANG HỌC Chủ đề 8: Chủ đề 8:

HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNGI. Một số kiến thức cơ bản I. Một số kiến thức cơ bản

- Khi ánh sáng đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Khi góc tới bằng 00 góc khúc xạ bằng 00 tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường

- Trong một số trường hợp tia sáng không khúc xạ mà bị phản xạ toàn bộ ở mặt phân cách giữa hai môi trường. (Hiện tượng phản xạ toàn phần) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lưu ý:

+ Tại sao ban đêm, ta thấy ánh sao lung linh? Đó là vì ánh sáng đi qua bầu khí quyển đã bị khúc xạ. Mặt khác do lớp không khí không đồng tính (gió mạnh áp suuất không đều. . .) nên các tia sáng bị khúc xạ nhiều hơn, đường đi của các tia sáng thay đổi liên tục khiến ta thấy ánh sáng của ngôi sao thay đổi liên tục.

+ Hiện tượng phản xạ toàn phần: Một trong những ứng dụng của nó là chế tạo cáp quang (sợi quang), dùng để truyền tín hiệu trong thông tin liên lạc. Bên trong lớp vỏ của cáp quang là sợi thủy tinh. Ánh sáng đi vào sợi thủy tinh sẽ phản xạ toàn phần và truyền đi bên trong sợi mà không đi ra ngoài. Sợi thủy tinh phải rất tinh khiết để sao cho năng

lượng ánh sáng chỉ giảm tối đa 1% sau khi đi được 100km.

II. Bài tậpBài 1. Bài 1.

Khi ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì góc tới và góc khúc xạ có độ lớn khác nhau. Có ý kiến cho rằng nếu góc tới tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì góc khúc xạ cũng tăng( hoặc giảm) bấy nhiêu lần. Theo em ý kiến như vậy có chính xác không? Tại sao?

GỢI Ý:

+ Muốn biết ý kiến như vậy có chính xác không? Cần căn cứ vào thí nghiệm sự tăng (hay giảm) của góc khúc xạ có tỉ lệ thuận với sự tăng ( hay giảm) của góc tới không? Hay tuân theo một định luật nào?

Bài 2.

Một ngọn đèn S nằm ở đáy chậu bằng sứ chứa đầy nước như

hình 15.1. Hãy vẽ tiếp đường đi của các tia sáng SA, SB, SC. GỢI Ý: Học sinh tự vẽ hình theo gợi ý sau.

+ Có tia tới SA đến thành chậu “Sứ” sẽ tiếp tục đi như thế nào đến mặt nước? rồi mới khúc xạ ra không khí.

+ Tia SB vuông góc với mặt nước cho tia khúc xạ đi như thế nào?

+ Tia SC truyền từ nước ra không khí, căn cứ vào độ lớn của góc khúc xạ so với góc tới để vẽ được tia khúc xạ.

Bài 3.

Đường đi của ánh sáng trong sợi

quang A C S Hình 15.1 B

a) Ánh sáng xuất phát từ nguồn sáng S đến khúc xạ vào nước đến đáy chậu thủy tinh vào điểm J rồi phản xạ đi lên ( hình 15.2). hãy vẽ tiếp đường đi của tia sáng.

b) Ánh sáng đi từ không khí vào lớp thủy tinh, bị khúc xạ, sau đó đi vào môi trường 3 như (hình 15.3). Có thể kết luận môi trường 3 là môi trường gì?

GỢI Ý:

a) Hs tự vẽ hình.

b) Căn cứ vào độ lớn của hai góc “ a, b” để xác định môi trường 3 là gì?

Đs: Không khí.

Chủ đề 9:

ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ, PHÂN KỲ

Một phần của tài liệu Bài giảng BỒI DƯỠNG HSG VẬT LÍ 9 (Trang 47 - 51)