Một số người Nhật khác cũng tìm ra một số tài liệu quý về các ông Assaba Sakitaro và Kashiwabara Buntaro là hai người Nhật đã từng giúp đỡ Phan Bội Châu và Phong trào Đông dụ
Riêng tôi thì tôi tiếp tục phát biểu khoảng hơn 20 bài nghiên cứu liên quan đến vấn đề Phan Bội Châu và Phong trào Đông dụ Căn cứ vào những tài liệu bằng chữ Hán, chữ Việt, Nhật, Pháp và Anh... tôi đã trình
bày nhiều phương diện của hoạt động Phan Bội Châu và Phong trào Đông du, gồm có tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu, nhận định đánh giá vai trò của Phan Bội Châu và của Phong trào Đông du trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam, mối quan hệ giữa Nhật Bản và thực dân Pháp, sự liên kết giữa người Việt Nam, Trung Quốc và những chí sĩ các nước châu Á khác lưu trú và hoạt động tại Nhật Bản hồi đó, v.v... Và tháng 7 năm nay (1991), tôi đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Quốc gia về đề tài “Phan Bội Châu và Phong trào Đông du” trên cơ sở tập hợp, bổ sung thêm và khái quát từ những bài tôi đã viết và phát biểu từ trước” (Trích từ Báo cáo Tình hình nghiên cứu Việt Nam và nghiên cứu Phan Bội Châu tại Nhật Bản của GS.TS. Shirashi Masaya tại Viện Sử học ngày 24-12-1991).
Shirashi Masaya sau đó lại trở sang Việt Nam tiếp tục tìm kiếm thêm tài liệu tại Hà Nội, Nghệ An, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc, phỏng vấn các thân nhân Phan Bội Châu, các nhà nghiên cứu Việt Nam nhằm bổ sung và hoàn thiện bản luận án, nâng lên thành một cuốn sách khá bề thế để xuất bản tại Tokyo nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Phan Bội Châu (1992). Cuốn sách này đã được dịch sang tiếng Việt(5). Đây là một “tập đại thành” các công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu của tác giả Shirashi Masaya, nhà “Việt Nam học” tầm cỡ của Nhật Bản hiện naỵ