Mối quan hệ giữa chính trị và văn hóa ở Phan Bội Châu cũng không phải là một sự nhịp bước sóng đôi đơn giản Sách báo macxít từ lâu đã cho rằng: về chính trị, từ sau khi viết Pháp-

Một phần của tài liệu Gián án D:phan bội châu tầm vóc và những đóng góp.doc (Trang 48 - 49)

- Tatsuya Mori: Chung quanh vị hoàng thân Cường Để, v.v

3. Mối quan hệ giữa chính trị và văn hóa ở Phan Bội Châu cũng không phải là một sự nhịp bước sóng đôi đơn giản Sách báo macxít từ lâu đã cho rằng: về chính trị, từ sau khi viết Pháp-

bước sóng đôi đơn giản. Sách báo macxít từ lâu đã cho rằng: về chính trị, từ sau khi viết Pháp- Việt đề huề chính kiến thư (1918), tức là sau đại chiến thế giới I, Phan Bội Châu, ít nhiều cũng đã rơi vào trạng thái chao đảo giữa cách mạng và thỏa hiệp. Đặc biệt là từ sau 1925, bị bắt về giam lỏng ở Huế, thì với Cụ Phan là chấm dứt cuộc đời cách mạng.

Đúng bề ngoài là như vậy, nhưng vấn đề còn lại không đơn giản như vậỵ Bởi từ góc nhìn văn hóa lại còn thấy rằng ở Phan Bội Châu khi viết Pháp-Việt đề huề chính kiến thư, trình độ tư duy mang tính chất văn hóa lại chưa hẳn là sự tụt hậu, thậm chí còn ngược lại, nếu không nói là cao hơn trước. Ở đây, thiết tưởng cần phân biệt hai khái niệm: đường lối chính trị và tư duy chính trị, vốn có quan hệ khăng khít với nhau, nhưng không phải là một. Đường lối chính trị là sự hoạch định có tính toán cụ thể về mục tiêu đấu tranh gần và xa cùng với phương thức chủ đạo nhằm thực hiện mục tiêu đấu tranh đó. Tính đúng đắn của đường lối chính trị dĩ nhiên phải chịu sự kiểm nghiệm của thời gian trong đó có lợi ích, hạnh phúc của nhân dân, dân tộc sẽ là đá thử vàng. Tư duy chính trị là thuộc khả năng hiểu biết, phân tích, dự báo xu thế phát triển của lịch sử thuộc phạm vi đất nước và thế giớị Trong điều kiện số phận của từng quốc gia đã chịu sự chi phối gay gắt của các mối quan hệ quốc tế vốn rất chằng chịt, rất phức tạp do mưu đồ lợi ích của dân tộc, tinh thần quốc gia chủ nghĩa hẹp hòi quy định, thì trình độ tư duy chính trị với nội hàm như trên thường có sự cao thấp rõ rệt. Và ngay ở một nhà chính trị, một nhà cách mạng, tư duy chính trị cũng không phải là một cái gì nhất thành bất biến ngay cả khi với họ, đường lối chính trị đã được khẳng định dứt khoát. Nếu quan niệm như thế thì thấy, ở Phan Bội Châu, càng về sau ngay cả khi không còn điều kiện hoạt động cách mạng, tư duy chính trị vẫn còn tồn tại và có sự phát triển đáng ghi nhận, ít ra ở mặt này hay mặt khác. Cứ so sánh kiểu tư duy chính trị của Phan Bội Châu về Nhật Bản ở thời cụ tiến hành Đông du với thời viết Pháp-Việt đề huề chính kiến thư (1918), kể cả thời gửi cho Bộ trưởng thuộc địa Pháp (tháng 10-1931), và thời đối thoại với Toàn quyền Varen (24-2-1937) sẽ thấy càng về sau, nhờ một trình độ tư duy chính trị mang tính văn hóa cao hơn mà Cụ Phan nhìn thẳng vào bản chất và dự đoán chính xác con đường đi của Nhật Bản hơn. Ngày trước, Cụ tư duy về nước Nhật theo quan điểm màu da, “cùng một họ da vàng”, từ đó rơi vào ảo tưởng “cùng họ thì phải giúp nhau” để rồi phải vỡ mộng. Nay Cụ tư duy theo cách nhìn Nhật Bản trong tương quan thực tiễn mang tính cạnh tranh sinh tồn của Nhật Bản trong khu vực, của Nhật Bản trên thế giới mà từ đó nổi lên âm mưu bành trướng theo con đường phát xít hóa như lịch sử đã cho thấỵ Không riêng gì khi nghĩ về Nhật Bản, mà khi nghĩ đến đất nước của mình cũng vậỵ Ngày trước cách nghĩ của Cụ ít nhiều không tránh khỏi sự đơn giản. Bởi chủ yếu nghĩ về đất nước vẫn là trong tương quan với thực dân Pháp để hoạch định đường lối đấu tranh chống Pháp, giành độc lập. Sau này Cụ nghĩ về đất nước không chỉ trong tương quan Việt Nam-Pháp, mà còn nhiều tương quan khác. Việt Nam với thế giớị Pháp với thế giớị Ngay với Pháp ngày trước Cụ hầu như chỉ nghĩ Pháp là một, một thực dân chiếm Việt Nam. Nay Cụ đã tiến tới chỗ phân biệt thực dân Pháp với Pháp dân quyền. Ở Cụ, đường lối đấu tranh về sau quả có thay đổi so với trước. Sự thay đổi đó chính là kết quả của sự thay đổi tư duy chính trị đó của Cụ. Tìm hiểu sâu vào tư duy chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách khách quan khoa học, chúng ta dễ có thêm cơ sở khoa học để nghĩ về sự thay đổi trong tư duy chính trị và cũng là đường lối chính trị của Phan Bội

Châu ở giai đoạn sau một cách thỏa đáng hơn. Ít ra, cũng tránh được phần nào sự giản đơn trong cách nghĩ cũ mà đó đây thường gặp. Trong Dư cửu niên lai sở trì chi chủ nghĩa (1921), Phan Bội Châu có đoạn viết: “nay tôi xin quốc dân ta nên đổi cái óc chỉ biết nhìn gia tộc như đời xưa đi mà thay vào đó cái óc biết nhìn quốc gia; nên bỏ cái chủ nghĩa cũ kỹ dã man cách mạng mà mưu toan chủ nghĩa mới mẻ văn minh cách mạng”. Cõ lẽ đã đến lúc, các nhà khoa học nên tìm hiểu nghiêm túc, kỹ lưỡng hơn về cái gọi là “văn minh cách mạng”, “văn hóa cách mạng” mà cụ Phan từng nói đến cách đây hơn 70 năm.

Một phần của tài liệu Gián án D:phan bội châu tầm vóc và những đóng góp.doc (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w