0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nói đến nhà văn hóa Phan Bội Châu, trước hết phải nói đến sự kết hợp giữa hai phương diện chính trị và văn hóa trong phạm vi một nhà cách mạng Phan Bội Châu tựa như Nguyễn Trã

Một phần của tài liệu GIÁN ÁN D:PHAN BỘI CHÂU TẦM VÓC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP.DOC (Trang 47 -48 )

- Tatsuya Mori: Chung quanh vị hoàng thân Cường Để, v.v

2. Nói đến nhà văn hóa Phan Bội Châu, trước hết phải nói đến sự kết hợp giữa hai phương diện chính trị và văn hóa trong phạm vi một nhà cách mạng Phan Bội Châu tựa như Nguyễn Trã

diện chính trị và văn hóa trong phạm vi một nhà cách mạng. Phan Bội Châu tựa như Nguyễn Trãi ngày trước, Hồ Chí Minh ngày sau, là những nhân vật lịch sử vĩ đại, tiêu biểu vẻ vang nhất cho sự kết hợp nàỵ Trong lịch sử, có rất nhiều bậc anh hùng, nhà cách mạng lừng danh, nhưng đã không có sự kết hợp vẻ vang đó. Phan Bội Châu, trước khi là lãnh tụ của các phong trào giải phóng dân tộc, đã là người nổi tiếng khắp nước về Hán học, có tri thức thuộc phạm trù trung đại và mang tính chất khu vực. Khi trở thành nhà cách mạng chuyên nghiệp thì Cụ lại có quá trình song song phát triển giữa hai nhân cách chính trị và nhân cách văn hóa theo hướng toàn cầụ Sự chuyển biến tư tưởng của Phan Bội Châu từ chỗ chưa ra khỏi ảnh hưởng của phong trào Cần vương, đến chỗ ngả theo chế độ quân chủ lập hiến, rồi chế độ dân chủ tư sản và cuối cùng, ít nhiều còn mon men đến trước ngưỡng cửa cách mạng xã hội chủ nghĩa, xét cho cùng là sự phát triển văn hóa trên phương diện chính trị. Không có sự phát triển văn hóa đó, không có sự phát triển chính trị kiạ Sự phát triển văn hóa trong chính trị, hay nói khác đi là sự phát triển chính trị mang tính chất văn hóa này trong thực tế là kết quả của quá trình học hỏi, đón nhận tư tưởng, những chính kiến, những học thuyết của nhân loại bao gồm từ tân thư thuộc phạm vi văn hóa phương Tây tiến bộ trong thời đại cách mạng tư sản, tác phẩm của Khang-Lương (Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu), chủ nghĩa tam dân của Tôn Dật Tiên, học thuyết mácxít. Riêng với học thuyết mácxít, Phan Bội Châu đón nhận nó từ tư cách nhà văn hóa hơn là nhà chính trị. Phan Bội Châu vừa ca ngợi Mác, Lênin, vừa ca ngợi Khổng, Mạnh, Tôn Trung Sơn, Găngđi, Rutxô (Rousseau), Moongtexkiơ (Montesquieu)… Cũng như Hồ Chí Minh sau đó đã cùng một lúc ca ngợi chúa Jésu, Khổng Tử, Tôn Dật Tiên, Mác

(xem: Những mẩu chuyện hoạt động của Hồ Chủ tịch, bản dịch Trung văn, Thượng Hải, 1949).

Nhân cách văn hóa đã tạo cho Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh sự tiếp cận đa chiều, đa dạng đó, trong khi, nếu là nhà chính trị đơn thuần thì dễ thường bị ngừng ở thế độc canh, độc đạọ Cuộc đời chính trị của Phan Bội Châu, nếu không có trình độ văn hóa-chính trị này thì giỏi lắm chỉ là một Phan Đình Phùng, một Tống Duy Tân thứ hai mà thôị Chính Phan Bội Châu trong lời bào chữa trước phiên tòa đề hình chiều ngày 23-11-1925 tại Hà Nội, đã nói: “Trước sau tôi vẫn chủ trương dùng văn hóa mà phản đối chính trị, văn hóa không xong tôi mới dùng tới võ lực”. Câu nói này có phần khôn khéo trong cách tự bào chữa, nhưng về cơ bản vẫn đúng sự thật. Việc Cụ Phan chủ trương Đông du, đưa thanh niên ưu tú ra nước ngoài nhằm đào tạo nhân tài cứu nước, việc Cụ phối hợp với phong trào Duy tân, Đông Kinh nghĩa thục trong nước theo hướng nâng cao dân trí, phát triển thực nghiệp và còn như muốn tiến hành cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng; việc Cụ hăng hái, say sưa viết sách, sáng tác thơ văn để tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên trường quốc tế (đặc biệt là sau khi có lời khuyên của Lương Khải Siêu) và cũng là để cổ vũ lòng yêu nước, tinh

thần quật khởi của nhân dân ta…rõ ràng là hoạt động vừa mang tính chất chính trị, vừa mang tính chất văn hóa, hai thứ gắn quyện với nhaụ Chính đó là điều cho phép khu biệt Phan Bội Châu với các nhà Cần vương lớp trước, mặc dù nhiều lãnh tụ Cần vương là những nhà trí thức lớn. Ở đây quả có nhiều vấn đề tự giác hay chưa tự giác về vai trò của văn hóa trong chính trị cứu nước.

Một phần của tài liệu GIÁN ÁN D:PHAN BỘI CHÂU TẦM VÓC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP.DOC (Trang 47 -48 )

×