- Tatsuya Mori: Chung quanh vị hoàng thân Cường Để, v.v
5. Tầm vóc của nhà văn hóa Phan Bội Châu trước hết được đo bằng khối lượng và chất lượng của trình độ chiếm lĩnh tri thức văn hóa dân tộc, khu vực đã đành mà còn là nhân loại, thế
lượng của trình độ chiếm lĩnh tri thức văn hóa dân tộc, khu vực đã đành mà còn là nhân loại, thế giới, so với lịch sử và đương thời, nếu chưa muốn nói tới hậu thế. Dễ dàng thấy được ở Phan Bội Châu đã diễn ra quá trình chiếm lĩnh tri thức văn hóa từ phạm vi khu vực đến phạm vi toàn cầu theo cả hai chiều không gian và thời gian ngày càng mở rộng. Đã là nhà văn hóa lớn, để chiếm lĩnh tri thức văn hóa nhân loại thông thường trong thời cận hiện đại, ắt hẳn phải có trình độ ngoại ngữ, không như ở thời trung đại, với các nhà văn hóa như Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú … thì chưa có ngoại ngữ gì ngoài chữ Hán. Với Phan Bội Châu, thì ngoài chữ Hán cổ, chắc chắn còn hơn các cụ tiền bối ở kim văn (Trung văn hiện đại). Mà kim văn Trung Quốc rõ ràng là có vai trò truyền tải tri thức thế giới rất lớn, chứ không như cổ văn. Chưa thấy chỗ nào nói là Phan Bội Châu biết Nhật văn, Triều văn, nhưng ngoài việc giao du, tiếp xúc với người Nhật, người Triều Tiên, rất có thể cụ cũng đã làm chủ một phần Hán văn vốn chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong kho tàng sách báo Nhật văn, Triều văn. Cũng chưa thấy sách báo nào nói cụ Phan có biết tiếng Pháp. Nhưng thực tế lại có hiện tượng: trong một số tác phẩm của mình cụ đã chua thêm chữ Pháp (thậm chí có chỗ còn chua chữ Anh). Đặc biệt là tác phẩm Thiên hồ! Đế hồ (1923), tác giả đã-bên cạnh lời chữ Hán-ghi rất nhiều lời Pháp văn ở trình độ tiếng Pháp đáng kể. Phan Bội Châu, về cơ bản, vẫn chưa vượt hẳn ra ngoài phạm trù các nhà văn hóa trung đại của đất nước vốn có hạn chế là chưa quan tâm đến vấn đề ngoại ngữ. Hạn chế này xét cho cùng là hạn chế của sự giao lưu văn hóa ở Việt Nam trong thời trung đạị Thế hệ nhà văn hóa lớn có tân học như Trương Vĩnh Ký trước Cụ, Nguyễn Ái Quốc sau Cụ. Sẽ khắc phục những hạn chế đó của tiền nhân dĩ nhiên là nhờ được sống trong bối cảnh văn hóa hiện đại khác. Với Phan Bội Châu, cũng cần nói thêm là chúng ta chưa hình dung được thật cụ thể về phương diện chiếm lĩnh văn hóa nhất là văn hóa
phương Tây, thế giớị Nhưng qua Phan Bội Châu- toàn tập do GS. Chương Thâu biên soạn thì
thấy khối lượng tri thức của Cụ quả là lớn lao vô cùng, vượt lên trình độ văn hóa trung đại, và so với các học giả đương thời, cũng không phải có nhiềụ Không kể phần văn hóa phương Đông trong đó có Nho giáo, Phật giáo, Lão-Trang, Chu dịch… vốn đã quen thuộc với Phan Bội Châu, chỉ kể về văn hóa phương Tây và thế giới thì thấy cụ đã đến với các triết gia cổ đại Hy Lạp như Aristote ở quan niệm “nhân loại sinh lai thị xã hội động vật” (loài người từ khi sinh ra đã là động vật
có tính xã hội), Platon ở học thuyết “lý tưởng quốc”, Anaximandre ở thuyết “vô cùng lượng”. Đến Thomas More, Descartes, Bacon, Copernic, Galilee, Rousseau, Montesquieu, Fichte, Heisemberg, Darwin, St Simon, Auguste Comte, Fourier, Proudhon, Henri Georges, Adam Smith, Karl Mark, Einstein, Calyers, Gakhounine, Mustapha Kemel, Guillaume…Qua Phan Bội Châu-Toàn tập, cũng thấy Phan Bội Châu đã ít nhiều biết đến các loại hình khoa học hiện đại của thế giới: xã hội học, triết học, kinh tế học, luận lý học, tâm lý học, sinh lý học, bệnh lý học, tự nhiên khoa học (science naturelle), xã hội khoa học (science sociale), chủ nghĩa xã hội khoa học… riêng về học thuyết xã hội chủ nghĩa những gì Phan Bội Châu đã nói đến trong cuốn Xã hội chủ nghĩa (có người dự đoán là viết trong khoảng thời gian từ 1928-1934), nếu đem so với một số sách báo giới thiệu chủ nghĩa Mác cùng thời hoặc sau đó ít lâu ở nước ta thì cũng dễ thấy công phu tìm hiểu của
Phan Bội Châụ Cũng như xem Lược truyện Liệt Ninh, vĩ nhân của nước Nga đỏ do Phan Bội
Châu viết in trên Binh sự tạp chí, Hàng Châu, Trung Quốc 1921 sẽ thấy ở thời điểm đó quả chưa có người Việt Nam nào hiểu biết nhiều, viết kỹ về Lê Nin như cụ Phan. Điểm qua đôi nét về khối lượng tri thức văn hóa như trên, ít nhiều có thể thấy Phan Bội Châu đã chiếm lĩnh được một bộ phận tri thức tiêu biểu đáng kể của lịch sử văn hóa nhân loại ở mức độ không dễ gì có nhiều so với trình độ của các nhà văn hóa Việt Nam đương thờị