Tầm vóc Phan Bội Châu trong lịch sử và lịch sử văn chương Việt Nam

Một phần của tài liệu Gián án D:phan bội châu tầm vóc và những đóng góp.doc (Trang 52 - 58)

- Tatsuya Mori: Chung quanh vị hoàng thân Cường Để, v.v

Tầm vóc Phan Bội Châu trong lịch sử và lịch sử văn chương Việt Nam

GS. Phong Lê

Viện Văn học

Tầm vóc Phan Bội Châu trong lịch sử và lịch sử văn chương Việt Nam Nam

GS. Phong Lê

Thế hệ chúng tôi, ở tuổi học trò, là con em xứ Nghệ, tuy có được nghe, được kể về Phan Bội Châu, nhưng không nhiềụ Chỉ khi trưởng thành mới được học, được biết đến Phan với niềm tự hào và lòng thành kính. Và biết qua sách vở, giáo trình của các bậc thầy, trong đó hai người có vai trò quan trọng nhất đối với tôi, đó là Đặng Thai Mai và Hoài Thanh - một người từ cổ điển xuôi về hiện đại; một người từ hiện đại ngược trở về cổ điển. Tôi học và đọc Đặng Thai Mai trước khi ông về Viện, trong các bài giảng ở Đại học và trong Văn thơ Phan Bội Châu (1958). Và đọc Hoài Thanh, sau khi ông rời Viện, trong Phan Bội Châu (cuộc đời và thơ văn)

(1978). Vậy là trong khoảng cách 20 năm. Qua Đặng Thai Mai tôi được biết một thời đất nước sôi sục: “Chỉ vì đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt bím tóc, vất hết sách vở văn chương nghề cử tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ con, rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi và trù tính việc đánh Tâỵ Đó là một thành công vĩ đại”(1). Với Hoài Thanh, tôi biết tác động của Phan Bội Châu đối với một thế hệ thanh niên trí thức như ông là thế nào: “Từ tuổi lên chín, lên mười tôi đã thuộc nhiều câu thơ của Phan Bội Châu (...). Có thể nói thơ Phan Bội Châu đã góp sức đưa đến phong trào yêu nước rộng lớn, nhất là của học sinh, sinh viên trong dịp hai cụ Phan về nước (1925)... Riêng đối với tôi, tấm gương Phan Bội Châu đã giúp tôi rất nhiềụ Giúp tôi những khi tôi vươn mình lên làm nhiệm vụ và những khi tinh thần tôi sa sút thì lại giúp tôi giữ lấy mình để không sa sút nhiều hơn nữạ..”(2).

Tôi hiểu không phải chỉ là người đồng hương xứ Nghệ mà cả hai, Đặng Thai Mai và Hoài Thanh đều dành nhiều công sức, tâm huyết cho Phan Bội Châu; đều viết về Phan như là để trả một món nợ lớn nhất trong đời nghề nghiệp của mình. Với cả hai, một người là học giả uyên thâm, một người là nhà phê bình tinh tế, Phan Bội Châu là một tác gia lớn, một nhân cách lớn, có một sự nghiệp lớn trong một bước ngoặt của lịch sử, và làm nên lịch sử một bước ngoặt trong văn chương dân tộc. Là “một trong những con người Việt Nam đẹp nhất”(3) theo Hoài Thanh. Theo tôi nhớ, trong thế kỷ XX, chỉ có một người nhận được sự tôn vinh là “con người Việt Nam đẹp nhất” - để sánh với bông sen Tháp Mười - đó là Hồ Chí Minh.

*

Với Phan Bội Châu, trước hết và trọn vẹn đó là một nhà Nho yêu nước lớn nhất của Việt Nam xứ Nghệ trong hai thập niên đầu thế kỷ XX. Nhà yêu nước với đường đời và sự nghiệp nằm trọn vẹn trong bối cảnh nước mất, từ lúc sinh ra (1867) đất nước đã chìm trong khói súng của chủ nghĩa thực dân; và khi qua đời (1940), đất nước vẫn còn năm năm trong tối tăm nô lệ.

Hằng số bất biến trong lịch sử tinh thần của người Việt Nam là lòng yêu nước. Một lòng yêu nước như là thứ của cải quý giá nhất không hư hao, không suy suyển

Lương Khải Siêu và Phan Bội Châu

Lương Khải Siêu (1873-1929)

Lương Khải Siêu là một thần đồng, 16 tuổi đỗ cử nhân. Hỏng thi tiến sĩ liền bỏ cử nghiệp theo học nhà cải cách Khang Hữu Vi rồi tham gia chính trị phò vua trẻ Quang Tự.

Khi còn ở trong nước, Phan Bội Châu đã có dịp đọc Lương Khải Siêu qua Trung Quốc Hồn Báo, một số Tân Dân Tùng Báo hay bộ sách Mậu Tuất Chính Biến.

Mậu Tuất Chính Biến là tên sự kiện năm 1897, khi các Nho sĩ và quan lại canh tân nổi lên làm cách mạng chống triều đình nhà Thanh đã bị Từ Hy thái hậu trấn áp, Viên Thế Khải phản bội, vua bị giam, Đàm Tự Đồng bị tử hình, Lương Khải Siêụ.. phải chạy qua Nhật tỵ nạn.

Là đệ tử của Khang Hữu Vi, thuộc phái Vương Dương Minh Học, Lương Khải Siêu được coi là nhà chính trị, nhà tư tưởng canh tân, nhà cải cách bảo hoàng, nhà văn, nhà báo, nhà phê bình, nhà giáo dục, học giả... lãnh vực nào cũng xuất sắc.

Năm 1911, ông về Trung Quốc, làm Bộ Trưởng Tư Pháp, Tài Chính trong chính quyền Dân Quốc rồi Giáo Sư các đại học, mất năm 1929.

Cuộc gặp Phan - Lương

Tới Yokohama vài ngày sau, cụ Phan đã tự viết thư kèm danh thiếp ra mắt Lương Khải Siêu đang lưu vong ở Nhật.

Lá thư với lời lẽ thống thiết, lược dịch như sau:

Chúng tôi là những người tỵ nạn, lưu dân Nam Hảị Hàng ngày chúng tôi phải đem tính mạng mình chiến đấu với đám ưng khuyển. Lòng luôn phẫn nộ, ngó trời mà khóc, không biết có cách gì thoát được sự khổ ải này không?

Với cách viết kiểu cổ, Phan Bội Châu dùng hình ảnh mô tả nỗi đau đớn của người tìm đường cứu nước và mong được gặp Lương Khải Siêu:

Rút kiếm ra đâm xuống đất vì lòng đầy uất ức không muốn sống nữạ Tôi biết chắc cái mạng của tôi không còn dài, nhưng không biết phải sống thế nào đâỵ Tôi phải yết kiến ông một lần rồi chết. Tôi yết kiến ông một lần thì nếu có chết cũng không tiếc. Lọt lòng mẹ đã có mối tương tri và đọc sách ông mấy năm đã thành thông giạ Cụ Lương Khải Siêu nhận thư rất cảm động, tận tình tiếp cụ ngaỵ Ban đầu có cụ Tăng Bạt Hổ làm thông dịch, nhưng những vấn đề thời thế quan trọng cụ Tăng không dịch nổi nên hai bên đã bút đàm với nhau bằng chữ Hán. Cụ Lương đã kể lại rằng, cụ nhận ra ngay là:

Trong con người tiều tụy, khắc khổ này, có một đầu óc tuấn tú, nhìn qua là biết không phải người tầm thường.

ý.

Bút đàm đẫm lệ

Cụ Lương hẹn gặp một lần nữa vào hôm sau tại một tiệm ăn ở xóm Sơn Tiêu bên bờ biển và núi, ngó ra Thái Bình Dương, cụ Lương mời thêm hai người Dân đảng tới, bút đàm với nhaụ

Hai bên đã bút đàm từ giờ thìn đến giờ dậu (khoảng 7, 8 giờ sáng đến 5, 6 giờ tối), bút không lúc nào ngừng. Kể ra thì bút đàm như hai người câm cho tới khi hiểu nhau thật vất vả nhưng không cách nào hơn.

Cụ Phan đã trình bày về chế độ cai trị tàn ác của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh của dân Việt mà nước mắt tuôn tràọ Cụ Lương đã phải nói cụ Phan cố gắng nén xúc động để trình bày và cụ Lương đã giúp cụ Phan hiểu biết thêm về thời thế, tình hình thế giới lúc bấy giờ.

Theo cụ Lương, riêng với người Việt trong nước, cũng như người Trung Quốc, cần nâng cao dân trí (không ngu muội) và dân khí (không nhu nhược), phải có thực lực thì không lo gì không có độc lập.

Nhân khi cụ Phan ngỏ ý cầu Nhật Bản đem quân qua giúp, cụ Lương mới khuyên rằng không nên:

Mưu ấy sợ không tốt. Quân Nhật đã một lần vào nước, quyết không lý gì đuổi nó ra được.

Mặc dù cụ Phan có ý cầu viện nhưng không hẳn chỉ có ý nhờ đưa quân vàọ Sau đó, Lương Khải Siêu đã giới thiệu cụ Phan với các chính trị gia Nhật Bản, tạo nền tảng ban đầu cho sự trợ giúp khiến Phong trào Đông Du lớn mạnh.

Giúp đỡ Đông Du

Cụ Lương khuyên cụ Phan nên dùng lời lẽ thống thiết tố giác tình cảnh Việt Nam với thế giới và kêu gọi quốc dân Việt thức tỉnh, cũng như nên cổ động thanh niên xuất dương cầu học. Cụ Phan đã viết cuốn sách đầu tiên ở Nhật "Việt Nam Vong Quốc Sử" với sự góp ý và lời nói đầu của cụ Lương. Việt Nam Vong Quốc Sử nói qua về lịch sử Việt Nam, 13 chí sĩ ái quốc chống Pháp thời Cần Vương, Văn Thân, vạch trần và lên án chế độ thực dân, tố giác triều đình bất lực, tham ô... cũng được đăng trên Tân Dân Tùng Báo của phe cách mạng Trung Quốc...

Lương Khải Siêu cũng giúp Phan Bội Châu gặp các nhân vật chính trị Nhật và giới thiệu Phan với các nhà cải cách Trung Hoa trẻ tuổi nổi tiếng nhất tại Nhật lúc bấy giờ. Ðiều quí hơn hết là Lương gửi gắm Phan với các hiệu buôn của công ty mà Khang Hữu Vi điều khiển, có chi nhánh tại mọi hải cảng ở Viễn Đông. Nhờ vậy mà kể từ năm 1905, hiệu Quảng Trinh Tường ở Hương Cảng, thuộc chính trị gia kiêm chủ ngân hàng nổi tiếng ấy, giúp đỡ về đủ mọi mặt các nhà cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, có nhiều khả năng các hội kín của người Hoa ở Việt Nam và Đông Nam Á cũng giúp những người Việt Đông Dụ

àt t h ư t r a i B à i v i ế t n h â n d ị p k ỷ n i ệ m 1 4 0

nă ă m s i n h c ủ a b ậ c a n h h ù n g v ị t h i ê n s ứ P h

an n B ộ i C h â u

Một phần của tài liệu Gián án D:phan bội châu tầm vóc và những đóng góp.doc (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w