0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tầm vóc nhà văn hóa Phan Bội Châu cuối cùng lại được đo bằng chính những công trình

Một phần của tài liệu GIÁN ÁN D:PHAN BỘI CHÂU TẦM VÓC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP.DOC (Trang 50 -52 )

- Tatsuya Mori: Chung quanh vị hoàng thân Cường Để, v.v

6. Tầm vóc nhà văn hóa Phan Bội Châu cuối cùng lại được đo bằng chính những công trình

học thuật mà Cụ đã để lại muôn đời cho đất nước. Xin cứ từ bộ sách Phan Bội Châu-Toàn tập

gồm 10 tập, tổng cộng khoảng 5770 trang in (dĩ nhiên là còn tác phẩm bị thất lạc như: Phật học đăng, Lịch sử triết học phương Đông) mà luận giảị Rõ ràng là qua đây, thấy trong các công trình của nhà văn hóa Phan Bội Châu, có đủ thể loại: chính trị học, triết học, văn học, đạo đức học, sử học… mà ở lĩnh vực nào, Cụ cũng có những đóng góp đáng quý. Về chính trị học, Cụ là tác giả viết sách báo tuyên truyền cách mạng vào loại ít ai sánh kịp. Văn tuyên truyền cách mạng của Cụ có tác dụng lớn lao như thế nào, điều đó mọi người đã biết. Về sử học, chưa cần gọi Cụ là sử gia,

nhưng cuốn Việt Nam quốc sự khảo cũng đã đưa đến cho người đọc một cách viết sử mang dấu

ấn cá nhân bởi ở đây, lịch sử dân tộc đã được viết bằng nhiệt huyết hiếm có và bằng một cách tiếp cận riêng: lịch sử của công cuộc dựng nước giữ nước và cứu nước. Về đạo đức học, qua các

tác phẩm như Cao đẳng quốc dân, Nam quốc dân tu tri, Nữ quốc dân tu tri cũng thấy Cụ

Phan là một nhà đạo đức học có đóng góp mới vào hệ thống công trình đạo đức học của nước nhà. Nét nổi bật trong các công trình đạo đức học của Cụ là ý muốn thiết tha xây dựng cho đất nước một nền đạo lý trong đó có sự kết hợp cao độ tư đức và công đức, mà trong công đức thì đạo đức vì nước vì dân là trên hết. Nội dung đạo đức học trong các công trình của Cụ Phan thường có sự khích lệ hướng tới sự cao cả đi đôi với thái độ nghiêm khắc phê phán những điều sai trái, tệ hại nhất là những sai trái, tệ hại bất lợi cho vận nước vận dân. Có thể nói, Cụ Phan là thuộc trong số người Việt Nam xưa nay yêu nước thương dân nhất, nhưng không ai như Cụ Phan, thẳng thắn vạch rõ những tệ nạn, kém cỏi của nhân dân đến mức như thế, trong khi Cụ thiết tha xây dựng đạo lý. Về văn học, vốn là một bộ phận của văn hóa, như ở Cụ Phan, do khối lượng sáng tác quá lớn và đa dạng, cho nên từ lâu đã được tách riêng để bàn luận và hướng tới một kết luận gần như không bàn cãi gì rằng: Phan Bội Châu là nhà văn tiêu biểu nhất cho dòng văn thơ yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX. Về triết học, rất tiếc là công trình Phật học đăng, Lịch sử triết học phương Đông hiện đang bị thất lạc, nhưng với những gì Cụ để lại đã cho phép khẳng định rằng: Phan Bội Châu là một nhà Đông phương học, một học giả bề thế. Trong đó nổi bật lên là các công trình Khổng học đăng, Quốc văn Chu dịch diễn giải, Nhân sinh triết học, Xã hội chủ nghĩa… Có người thấy Phan Bội Châu lúc mới bước chân vào con đường cách mạng cứu nước, đã viết trong bài Xuất dương lưu biệt (1905), hai câu thơ: “Non sông đã chết sống thêm

nhục, Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”, nay (khoảng từ 1929-1935) viết Khổng học đăng cho là rơi vào tình trạng “lại giống”. Người viết này từ lâu đã không nghĩ như vậỵ Bởi thấy với hai câu thơ trên, chưa thể nói là Cụ đã từ giã Nho giáọ Bởi thấy với Khổng học đăng, Phan Bội Châu đã để lộ hai điều thật là quý hiếm trong học thuật: sự am hiểu cặn kẽ, sâu sắc Khổng học và tư thế học thuật vững chãi đầy bản lĩnh đối với những giá trị văn hóa, tinh thần của phương Đông cổ truyền. Kết luận này ít nhiều đã có so sánh với nhiều công trình nghiên cứu Khổng giáo trong và ngoài nước trong sáu chục năm qua trong đó đáng tiếc là sự trao đảo, xô bồ, của không ít học giả mà nguyên nhân sâu xa chính là sự tấn công áp đảo của phương Tây trên phương diện văn minh vật chất, khoa học kỹ thuật kéo theo sự áp đảo, tấn công trên phương diện văn minh tinh thần đối với phương Đông từ thế kỷ XIX trở đi.[1] Nói thế này đã đúng chưa: cho đến nay cùng với Nho giáo của Trần Trọng Kim, Khổng học đăng (2 tập, 918 trang) của Phan Bội Châu vẫn là hai công trình học thuật có quy mô lớn nhất và cũng đáng tin cậy nhất về Nho giáo ở nước ta, mặc dù mỗi công trình có vẻ riêng của nó và với cả hai, không phải không có hạn chế này khác khi giải mã Nho giáọ Quốc văn Chu dịch diễn giải (2 tập 993 trang) cũng là một công trình học thuật sáng giá

của Phan Bội Châụ Trước cách mạng tháng Tám, Ngô Tất Tố cũng viết về Kinh dịch, sau này ở

Sài Gòn trước 1975, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần cũng viết về Kinh dịch và gần đây Lê Văn Quán, Bùi Văn Nguyên cùng nhiều người khác đều đua nhau viết về Kinh dịch. Dù vậy thì Quốc văn Chu dịch diễn giải của Phan Bội Châu vẫn là công trình có quy mô chuyên sâu ít ai sánh kịp. Xin mượn lời cụ Mính Viên tức là cụ tiến sĩ-chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng sau đây để nói về giá trị công trình học thuật của Phan Bội Châu: “Ký giả có một người bạn tinh thâm Hán học trên 20 năm du lịch nước Nhật, nước Tàu, cùng học giả Đông Tây giao thiệp cũng nhiều, nay tuổi già không muốn chen mình vào cuộc đời đáng chán này, xoay lại đóng cửa đọc sách, làm bạn cùng mấy bậc danh triết đời xưạ Trong lúc thong thả, nhân xem bản Chu dịch dịch ra quốc văn, lấy tư tưởng cao thượng dung hợp, mà giải thích theo lối vũ trụ quan, nhân sinh quan, phát triển được nhiều điều tinh diệu và thích hợp với lẽ tiến hóạ Thuở lai, nhiều người xem bộ Chu dịch như thứ sách chỉ dùng về việc bói, việc số, đã không có ích gì cho đời, mà lại dẫn người đời vào cõi mê tín. Nay có bản sách này, không khác gì dọn gai gốc mà thấy đường bằng, vẹt mây mà thấy mặt trời, làm cho chân tướng của triết học bị che lấp mấy trăm đời, nay được bày tỏ một cách sáng suốt, giá trị của bản sách này không phải là ít” (lời giới thiệu của Quốc văn Chu dịch diễn giải). Nhân sinh triết học, cũng rất tiếc là chưa được sưu tầm đăng tải trọn vẹn nhưng chừng ấy còn lại trong Phan Bội Châu-Toàn tập (tập 4, từ trang 181 đến trang 221), cũng chứng tỏ tác giả đã quan tâm tìm lời giải đáp như: “Vì sao có con ngườỉ”, “Người là giống gì?”, “Người so với động vật thời thế nàỏ”, “Người so với trời đất thời thế nàỏ”, “Loài người có ngày tiêu diệt không?”, “Các bộ phận thuộc về nhân loại sở hữu” gồm: “nhân thể” (corps humain), “nhân tính” (caracteres humain), “nhân dục” (desir humain), “nhân cách” (personnalite), “nhân sự” là gì? Trong từng vấn đề đó, ở mức độ nhất định, tác giả đã cố gắng tìm hiểu cách lý giải của các triết gia, các nhà khoa học Đông Tây, kim cổ, kể cả cách lý giải của tôn giáọ Xã hội chủ nghĩa là cuốn sách do Cụ Phan viết để giới thiệu chủ nghĩa Mác mà cách viết vẫn thể hiện phong cách học giả dù rằng cuốn sách chỉ hơn 50 trang. Bởi ở đây, cùng với việc giới thiệu nội dung chủ yếu của học thuyết mácxít như: thặng dư giá trị, giai cấp đấu tranh, lao động chuyên chính, kinh tế học, phương pháp xã hội cách mạng, tư bản luận… còn là việc tìm hiểu những mầm mống tư tưởng xã hội chủ nghĩa ít nhiều mang tính chất không tưởng từng có trong lịch sử Đông, Tây, từ Khổng Tử, Platon, đến Thomas More (Utopia), Auguste Comte, St. Simon, kể cả những biến dạng của học thuyết xã hội chủ nghĩa sau Mác như Bakhounine, Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu đã tìm hiểu lịch sử hình thành và sự biến dạng đó trong khuynh hướng kết luận: “ở trong các nhà xã hội học, ông (tức K.Mác-NĐC ghi thêm) thật đáng là một vị tiên sư, sở dĩ chúng ta nghiên cứu xã hội chủ nghĩa, chỉ cần nghiên cứu Mã Khắc Tư (K.

Mác) chủ nghĩa là xong rồi”. Chẳng những thế mà tác giả còn viết: “Chúng ta nghĩ đến đó, bất giác hô lên rằng: Xã hội chủ nghĩa vạn tuế! Xã hội chủ nghĩa vạn tuế!”.

Tất cả những gì đã trình bày trên đây, người viết tự xem là đã bước đầu trên con đường khoa học nhằm làm rõ tư cách nhà văn hóa lớn, cũng có thể nói là vĩ đại của Phan Bội Châu trong lịch sử phát triển văn hóa dân tộc nói chung, ở thế kỷ XX nói riêng. Chỉ mong được sự chỉ bảo của các bậc thức giả, các bạn đồng nghiệp từng tôn kính và say mê Phan Bội Châụ

Đồng Xa, Hà Nội

Ho

o

Một phần của tài liệu GIÁN ÁN D:PHAN BỘI CHÂU TẦM VÓC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP.DOC (Trang 50 -52 )

×