L ỜI CẢ M ƠN
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬ N
4.2.1.1 Nấm Aspergillus flavus Link
Nấm gây hại chủ yếu trên hạt, gây hiện tượng thối hạt trong quá trình bảo quản. Nếu ñiều kiện bảo quản không tốt bệnh dễ phát sinh và lan sang các hạt khác làm giảm chất lượng hạt. ðặc biệt, nấm có khả năng sinh ñộc tố gây bệnh ung thư cho người và ñộng vật. ðây là loài nấm bán hoại sinh, phát triển rất nhanh và có thể phát hiện một cách dễ dàng bằng phương pháp ñặt ẩm. Tuy nhiên, nếu bảo quản hạt giống tốt, ñảm bảo ñộẩm hạt dưới 13% và nhiệt
ñộ dưới 20oC thì tỷ lệ hạt nhiễm nấm A. flavus giảm ñáng kể.
Nấm A. flavus thường bảo tồn dưới dạng sợi nấm hoặc bào tử phân sinh tồn tại trên vỏ hạt hoặc trong phôi hạt, ngoài ra chúng còn tồn tại rất phổ biến trong ñất, rác thực vật hoặc tàn dư cây trồng và dễ dàng lan truyền gây bệnh hại cho cây vụ sau.
Hạt bị nhiễm nấm A. flavus bị bao phủ bởi từng phần hoặc toàn bộ hạt bởi lớp nấm mầu vàng ñến nâu vàng ñược tạo thành từ các cành bào tử phân sinh mọc thưa thớt hoặc thành cụm dày ñặc, xen lẫn là các ñốm trắng ñó là những thể
bình còn non. Bào tử dạng hình cầu ñến gần cầu, thường gồ ghề có màu xanh nhạt. Cành bào tử phân sinh có cuống dài, nhẵn mượt, trong suốt, mọc thành
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp ...39 cụm, ñỉnh cành phình to tròn mọc tỏa xòe. Cuống cấp 1 có sự hiện diện nhỏ, cuống cấp 2 nhỏ hình ống tiêm. Nấm có khả năng sinh ñộc tố trên hạt như: Aflatoxin B1 và B2, axit Aspergillic, axit - nitripropionic...(Ảnh 4.1)