- Các nhóm cử 12 sinh viên báo cáo kết quả tập luyện Cả lớp góp ý kiến đánh giá kết quả tập luyện.
2. Phân loại Thể dục nhịp điệu:
Căn cứ vào xu thế phát triễn TDNĐ của thế giới và trong nước có thể phân TDNĐ thành hai loại lớn:
- TDNĐ cho mọi người - TDNĐ cho thi đấu.
Mục đích chủ yếu của TDN Đ cho mọi người là rèn luyện thân thể khoẻ và đẹp , TDNĐ cho thi đấu chủ yếu căn cứ vào quy tắc thi đấu của TDNĐ dựa vào các môn quy định và yêu cầu của cuộc thi để tập luyện và thi đấu. Dựa theo góc độ khác nhau, mục đích tập luyện, tâm sinh lý lứa tuổi…TDNĐ cho mọi người có thúchia thành 6 loại nhỏ: - Căn cứ theo lứa tuổi, nhằm rèn luyện thân thúcho người cao tuổi, cho lứa tuổi trung niên, thanh niên, thiếu niên nhi đồng… Các bài tập TDNĐ loại này được biên soạn căn cứ vào đặc điểm sinh lí, tâm lí, thể hình và năng lực của đối tượng tập luyện.
- Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ tập luyện, TDNĐ nhằm bồi dưỡng tư thế chính xác và phát triễn thể hình.
- Dựa theo kết cấu giải phẫu có thể phân chia thành nhóm bài tập cho phần đầu, cổ, ngực, lưng, chân…
- Phân theo hình thức tập luyện: TDNĐ tay không hoặc bài tập với dụng cụ nhẹ như bóng, gậy, dây, tạ ante… nhiều nước còn sử dụng bài TDNĐ trên giá tập tổng hợp.
- Dựa vào số người: Bài tập cho cá nhân, hai người và tập thể. TDNĐ tập thể thường dùng biểu diễn hoặc thi đấu mang tính chất phong trào. Bài tập giạng này ngoài các động tác tập luyện hàng ngày còn chú ý đến sự biến hoá đội hình.
TDNĐ cho thi đấu gồm các nội dung cá nhân (đơn), hỗn hợp (hai người), nhóm ba người và hổn hợp sáu người. TDNĐ cho thi đấu trước mắt mới được tổ chức ở một số nước. Năm 1985, ở Mỹ bắt đầu tổ chức giải vô địch mỗi năm một lần, các môn thi gồm: Thi đơn, thi hỗn hợp hai người, thi đấu ba người và hỗn hợp sáu ngưòi. ở Trung Quốc năm 1987, bắt đầu tổ chức giải thi TDNĐ mở rộng với nội dung: Đơn nữ, đơn nam, hỗn hợp hai người, ba nữ, ba nam, và hỗn hợp sáu người.