Khái niệm và mục đích của thể dục nhịp điệu

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng GV tiểu học - Tiểu Mô đun - Thể dục - Phần 3 potx (Trang 41 - 42)

- Các nhóm cử 12 sinh viên báo cáo kết quả tập luyện Cả lớp góp ý kiến đánh giá kết quả tập luyện.

1. Khái niệm và mục đích của thể dục nhịp điệu

Thể dục nhịp điệu là những bài tập được lựa chọn trong hệ thống các bài tập của thể dục cơ bản mang tính chất nghệ thuật cho mỗi đối tượng (căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi giới tính…) nhằm rèn luyện cơ thể, phát triển các tố chất, năng lực vận động cơ bản, giáo dục phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kĩ luật và có thể sử dụng trong biểu diễn tập thể.

Nội dung của bài thể dục nhịp điệu được vận dụng rất đa dạng các động tác của thể dục cơ bản, bao gồm cả chạy, nhảy, múa và âm nhạc dẫn dắt làm cho thể dục nhịp điệu hấp dẫn người tập ở các đối tượng, độ tuổi, giới tính và trình độ sức khoẻ, trình độ vận động khác nhau. Những bài tập thể dục nhịp điệu mang tính chất phát triễn chung, luyện thể hình, luyện tư thế, có tác dụng phát triển các tố chất thể lực. Tập luyện thể dục nhịp điệu có tác dụng tốt đến hệ thống các chức năng của các cơ quan tuần hoàn máu, cơ quan hô hấp, cơ quan bài tiết. Hệ thống thần kinh trung ương điều khiển cơ thể khi vận động và nghỉ ngơi, tạo nên trạng thái cân bằng, kích thích hưng phấn trong vận động kéo dài, giảm bớt mệt mỏi tâm lý và điều chỉnh hợp lí cường độ vận động cũng như các phản xạ phối hợp vận động.

Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX ở các nước văn minh phát triển thể dục nhịp điệu cũng đang được hướng dẫn trên các phương tiện truyền thông đại chúng hàng

/

ngày để nhằm đáp ứng yêu cầu tập luyện của đông đảo nhân dân, nhất là tuổi trẻ và phụ nữ. ở nước ta từ năm 1984 môn thể dục nhịp điệu đã nhanh chóng được phát triễn rộng rãi trong tầng lớp thanh niên, học sinh.

Thể dục nhịp điệu (TDNĐ) là một môn mới phát triễn, có tính hấp dẫn trong lỉnh vực Thể dục Thể thao nước ta hiện nay. Người đầu tiên chủ xướng môn này là nhà thể dục danh tiếng Thuỷ Điển Meckman. Hiện nay đối với môn vận động này đang có nhiều cách nhận thức và lí giải khác nhau, với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng tựu trưng lại, đều cho rằng TDNĐ là một môn thể dục mới rất hấp dẫn, là sự thống nhất chỗt chẽ giữa động tác thể dục, vũ đạo và âm nhạc. TDNĐ lấy vận động rèn luyện thân thể làm nội dung với mục đích nâng cao sức khoẻ và làm tăng vẽ đẹp của con người. Đối tượng của TDNĐ là chính bản thân người tập, sức khoẻ và vẻ đẹp được xác định là mục đích của TDNĐ. Sự kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất giữa động tác thể dục, vũ đạo và âm nhạc là nội dung của TDNĐ.

Tác dụng, ảnh hưởng của TDNĐ là nhằm xúc tiến việc phát triển cơ thể một cách bình thường, tăng cường cơ năng của cơ bắp, dây chằng và hệ thống cơ quan nội tạng; phát triển các tố chất cơ bản của cơ thể, tăng cường thể chất và sức khoẻ cho người tập, hình thành các tư thế chính xác, sửa chữa những khuyết tật về hình thể làm cho cơ thể phát triễn cân đối. Nhằm bồi dưỡng tính thẩm mỹ, tư tưởng tình cảm, tinh thần lạc quan, tư thế tác phong nhanh nhẹn, khoẻ đẹp cho người tập.

Một phần của tài liệu Tài liệu bồi dưỡng GV tiểu học - Tiểu Mô đun - Thể dục - Phần 3 potx (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)