Tình hình nghiên cứu, sử dụng thảo mộc trừ côn trùng hại kho tại việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng các sản phẩm của cây neem trồng tại ninh thuận để phát triển thuốc thảo mộc trừ mọt hại ngô (sitophilus zeamais motsxhulsky) (Trang 29 - 35)

các cây ñộc như: bình bát, lá bạch ñàn chanh, hạt na, hạt thàn mát, cây Neem... ñối với sâu hại trong bảo vệ thực vật.

Tuy nhiên những kết quả nghiên cứu về thốc thảo mộc trừ dịch hại ở

Việt Nam còn rất hạn chế, ña số có tính chất thăm dò, thử nghiệm ban ñầu, thiếu tính ñồng bộ, hệ thống. Cho ñến nay ở Việt Nam có rất ít chế phẩm thảo mộc ñược sản xuất trong nước ñáp ứng yêu cầu sản xuất thực tế.

1.2.2. Tình hình nghiên cu, s dng tho mc tr côn trùng hi kho ti vit Nam vit Nam

Mọt hại cũng ñược xác ñịnh là ñối tượng gây hại chính trong kho ngũ

cốc ở nước ta, ñặc biệt là các loài mọt thuộc bộ cánh cứng Coleoptera (mọt gạo

Sitophylus oryzae F., mọt ñục hạt nhỏ Rhzopertha dominica F., Mọt thóc ñỏ

Triolium ferrugineum F,...) và bộ cánh phấn (ngài thóc Plodia interpuncrella

Ở nước ta, việc bảo quản ngũ cốc trong nhiều năm qua chủ yếu vẫn dựa vào biện pháp cơ lý và biện pháp hoá học với hai loại hóa chất chủ yếu dùng trong xông hơi là Phosphine và Methyl bromide. Vấn ñề sâu hại kho kháng mạnh với thuốc Phosphine và yêu cầu hạn chế tiến tới chấm dứt việc sử dụng thuốc xông hơi Methyl bromide ñòi hỏi phải có các công cụ, chế phẩm mới trong bảo quản ngũ cốc, ñặc biệt là các thuốc thảo mộc. Tuy nhiên, cho ñến nay, rất ít chế phẩm thảo mộc ñược sản xuất hoặc sử dụng ñể bảo quản kho ngũ cốc.

Viện Bảo vệ thực vật ñã nghiên cứu thử nghiệm chế phẩm Guchongjing 25DP (GCJ) ñược sản xuất tại Trung Quốc từ nhiều loài cây có tính ñộc trừ

sâu (không chứa thành phần Neem) có bổ sung một hàm lượng nhỏ 0,024% Deltamethrin và ñã ñăng ký sử dụng ở nước ta năm 2004. Thuốc có tác ñộng tiếp xúc, vị ñộc, xua ñuổi, làm sâu ngừng ăn. Thuốc có hiệu quả cao và kéo dài nhiều tháng với thóc ñổ rời bằng cách tạo lớp bảo vệ phía trên khối lương thực bảo quản, ñặc biệt ñối với các dòng mọt ñục hạt nhỏ Rhyzopertha dominica ñã kháng thuốc Phosphine và Fenithrothion. Thuốc có thể trộn lẫn với hạt ngũ cốc trước khi cho vào dụng cụ chứa song chi phí cao và chỉ nên làm với hạt giống. Tuy nhiên, nguồn cung cấp thuốc thảo mộc GCJ từ Trung Quốc nhìn chung không ổn ñịnh và khối lượng sử dụng ở nước ta còn rất ít và trong chế phẩm còn chứa hoá chất nhóm Pyrethroids (Nguyễn Tiến Thắng,2005) [9].

Chi cục Bảo vệ thực vật Thanh Hóa cũng nghiên cứu thành công hợp chất chiết xuất từ thảo mộc làm chậm quá trình phát triển của côn trùng và bảo quản nông sản sau thu hoạch. Hợp chất này ñược chiết xuất từ hỗn hợp tinh dầu Long não, kết hợp với dịch chiết ra từ cây ñinh lăng tạo thành dung dịch BQ – 09. BQ - 09 không phải ñể tiêu diệt côn trùng hại kho như một loại thuốc trừ sâu mà nó làm chậm ñược quá trình xâm nhiễm - phát triển của côn trùng vào khối nông sản cần bảo quản trong một khoảng thời gian nhất ñịnh.

BQ - 09 hầu như vô hại với người, vật nuôi và hoàn toàn không làm nhiễm bẩn cho nông sản. Lần ñầu tiên ở Việt Nam, tính "tương kỵ" với côn trùng của một số các hợp chất hoá học tự nhiên, ñã ñược tác giả nghiên cứu, ứng dụng thành công trong việc bảo quản cho nhiều loại nông sản sau thu hoạch.

Trong 2 năm 2005-2006, Viện Bảo vệ thực vật ñã tiến hành ñánh giá hiệu lực của 2 loại thuốc thảo mộc dạng bột PN-Funaton 1 và PN- Funaton 2

ñối với mọt hại ngô trong ñiều kiện phòng thí nghiệm và thực tế bảo quản ngô tại Bắc Hà -Lào Cai. Kết quả cho thấy trong ñiều kiện phòng thí nghiệm, thuốc PN-Funaton 1 ở liều lượng 0,5% và 0,1% gây chết 100% số mọt sau 72 giờ; thuốc PN- Funaton 2 ở liều lượng 0,5% chỉ ñạt hiệu quả 82,89% và liều lượng 0,1% chỉ gây chết 67,81% số mọt thí nghiệm cùng sau 72 giờ. Quan sát còn cho thấy ở các công thức xử lý như trên mọt trưởng thành còn tránh tiếp xúc với hạt ngô có thuốc. ðiều này cho thấy ngoài tác dụng diệt mọt, thuốc thảo mộc còn có tác dụng xua ñuổi mọt khá rõ rệt. Thí nghiệm bảo quản ngô bắp giống tẻ vàng ñịa phương có xử lý thuốc thảo mộc PN-Funaton 1 tại các hộ gia ñình ở Bắc Hà – Lào Cai. Cho thấy thuốc có ảnh hưởng rõ rệt ñến mức

ñộ gây hại và mật ñộ mọt ngô, giảm tỷ lệ bắp bị hại, tỷ lệ hạt bị hại, tỷ lệ hao hụt trọng lượng hạt và mật ñộ mọt tương ứng là: 9,58; 2,84; 7,72 và 74,38 lần so với ñối chứng sau 1,5 tháng bảo quản (Nguyễn Văn Liêm và cs, 2005- 2006) [13].

Cây Neem ñược nhập nội vào nước ta từẤn ðộ, Thái Lan, Xênêgan và

ñã ñược nghiên cứu trên 10 năm qua. Hàm lượng hoạt chất Azadirachtin trong lá Neem ñã ñược Nguyễn Tiến Thắng và ñồng nghiệp xác ñịnh biến ñổi rất mạnh từ 5ppm ñến 349 ppm tuỳ theo từng vùng (Nguyễn Tiến Thắng, 2005) [9].Trong các năm 1990 – 2002, Viện Bảo vệ thực vật ñã nghiên cứu thử

nghiệm các chế phẩm tự sản xuất trong nước và của nước ngoài ñã cho kết luận: Các sản phẩm trừ sâu từ cây Neem có hiệu lực trừ sâu tức thời không

cao, kể cả dịch chiết hạt Neem 4% cũng chỉ có hiệu lực 51% ñối với sau tơ

hại rau song tỷ lệ sâu vào nhộng ñã giảm 3 lần, tỷ lệ bướm vũ hoá giảm 3,7 lần, tỷ lệ bướm ñẻ trứng và sâu nởñược là 0% so với ñối chứng (Nguyễn Duy Trang, Nguyễn Thị Me và nnk, 2000; Nguyễn Văn Tuất và nnk 2001) [8,10]. Một sốñơn vị như Công Ty Thuốc sát trùng Việt Nam (VIPESCO) ñã nghiên cứu một số sản phẩm từ Neem trồng tại Việt Nam trừ sâu hại cây trồng như

VINEEM 1500EC. Viện Bảo vệ thực vật ñã phối hợp với Công ty TNHH KAWA (Nhật) ñể sản xuất thuốc thảo mộc từ cây Neem bản ñịa của Ninh Thuận với chế phẩm ñăng ký có tên VINANEEM 2SL. Tuy nhiên, cho ñến nay chưa có chế phẩm trừ sâu hại kho từ cây Neem ñược ñăng ký sử dụng ở

nước ta.

Dự án “ðiều tra ñánh giá các cây có ñộc tính trừ sâu ñể sản xuất thuốc trừ sâu thảo mộc (2000-2001)” do Viện Bảo vệ thực vật chủ trì ñã phát hiện 23 cây ñộc thuộc nhóm 1 có tính ñộc cao, hiệu quả sinh học rõ rệt, tiềm năng nguyên liệu lớn có triển vọng khai thác và phát triển tốt, trong ñó có cây Neem. Thông qua dự án, chúng tôi ñã xác ñịnh cây cóc hành bản ñịa tại Ninh Thuận mọc rất phổ biến trong rừng và xen lẫn trong khu vực sản xuất và sinh sống của nông dân chính là một loài Neem và chúng có hàm lượng chất ñộc tương ñương với cây Neem nhập từấn ðộ.

Hiện nay, Ninh Thuận, Bình Thuận là các tỉnh ñang phát triển mạnh diện tích trồng cây Neem bản ñịa và Neem nhập từ Xênêgan. Tại Hội thảo khoa học "Nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm từ cây Neem" diễn ra tại Ninh Thuận, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong các loài cây trồng rừng hiện nay, cây Neem (Neem nhập nội) và cây Cóc hành (Neem ñịa phương) vẫn ñược coi là hai loại cây trồng chủ lực, là cây ña mục ñích và có giá trị kinh tế cao, do ñặc tính ưa sáng, mọc nhanh, có chu kỳ kinh doanh ngắn, dễ trồng trên vùng ñất nghèo

dinh dưỡng....ñặc biệt ñối với các vùng ñất có chếñộ khí hậu khô hạn với ñặc trưng là mùa khô kéo dài từ 8-9 tháng trong năm. Hiện nay, chỉ tính riêng Ninh Thuận ñã có trên 3000 ha Neem , 2000 ha ñã cho thu hoạch và ñến năm 2010, tỉnh này sẽ tập trung mở rộng diện tích trồng 6.000 hecta cây Neem trên

ñịa bàn toàn tỉnh. Một số tỉnh khác ở miền Nam Trung Bộ cũng có xu hướng phát triển mạnh cây Neem trong thời gian tới như Bình Thuận. Tại Hà Tĩnh và Hoà Bình, Công ty TNHH Kawa cũng ñang thử nghiệm trồng mỗi nơi 10 ha Neem bản ñịa của Ninh Thuận. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật, cây Neem bản ñịa và Neem nhập nội ở Việt Nam có những mặt mạnh và yếu sau trong việc sử dụng sản phẩm của chúng làm thuốc thảo mộc:

+ Ưu ñiểm: Hàm lượng chất ñộc trong hạt và lá tương ñương với Neem ởẤn ðộ; Thời tiết khô ở Ninh Thuận, Bình Thuận khi thu hạt ñảm bảo rất thuận lợi cho việc thu hoạch quả, ít khi bị nấm mốc vàng Aspergilus flavus xâm nhiễm hạt làm giảm phẩm chất hạt nhanh nhưở một số nước có ñộ ẩm khi thu hoạch. Cây Neem có thể phát triển khá tốt ở vùng ñất xấu và theo

ñánh giá ban ñầu của chúng tôi, ñất trồng càng khô cằn, hàm lượng chất ñộc trừ và xua ñuổi sâu hại trong cây Neem càng cao.

+ Hạn chế: Nhìn chung cây Neem bản ñịa ở nước ta cho năng suất hạt không nhiều. Kể cảở Ninh Thuận, trung bình mỗi cây chỉñạt 3-5 kg quả ở vụ

chính. Tại phía Bắc, cây Neem tuy phát triển mạnh song cho quả thất thường và năng suất thấp hơn hẳn ở phía Nam. Nếu có quả, khi thu hoạch dề gặp ẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ñộ và bị nấm xâm nhiễm nhanh. Các vùng ñất tốt, cây Neem phát triển nhanh song hàm lượng chất ñộc trừ sâu thấp hơn hẳn cây Neem trồng ở vùng ñất khô cạn. Tuy nhiên, trong trên dưới 10 năm trở lại ñây, cây Neem Xênêgan nhập nội ñã phát triển rất tốt ở vùng ñất bán khô hạn Nam Trung bộ với năng suất có thểñạt trung bình 10 kg/ cây 7 năm tuổi trở lên.

Do vậy, nếu sử dụng ñược cả lá và hạt làm thuốc thảo BVTV và bảo quản ngũ cốc như một số nước ñã làm thì loại cây này có cơ hội phát triển rất nhanh ở các vùng ñất khó khăn, ñất tận dụng, nơi làm cây bóng mát ở nước ta. Việc tạo dạng thuốc BVTV thảo mộc ñòi hỏi như một ñiều quan trọng hàng

ñầu là phải có nghiên cứu công nghệ phù hợp nhằm nâng cao và ổn ñịnh hiệu quả phòng chống dịch hại của chúng.

Hiện nay, nhìn chung công nghệ sản xuất chế phẩm thảo mộc BVTV và chế phẩm bảo quản nông sản từ cây Neem sẵn có ở nước ta còn rất sơ khai và cần ñược tập trung nghiên cứu ñể thúc ñẩy việc phát triển loại cây bản ñịa rất có giá trị này. Ý nghĩa quan trọng của nó không chỉ góp phần bảo vệ nông sản an toàn mà còn là ñòn bảy quan trọng ñể duy trì và thúc ñẩy việc phát triển cây Neem, một cây chống sa mạc hoá trên hàng trăm nghìn ha ñất vùng bán khô hạn ở nước ta.

Chương 2. VT LIU, NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 2.1. Vt liu nghiên cu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng các sản phẩm của cây neem trồng tại ninh thuận để phát triển thuốc thảo mộc trừ mọt hại ngô (sitophilus zeamais motsxhulsky) (Trang 29 - 35)