Nhu cầu protein

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu năng lượng, protein và lysine tiêu hoá của vịt KHAKI CAMPBELL giai đoạn đẻ trứng trong điều kiện chăn nuôi tập trung (Trang 30 - 33)

Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất của cơ thể ñộng vật nói chung và gia cầm nói riêng. Tất cả những biểu hiện của sự sống ñều gắn liền với protein và không có bất cứ một vật chất nào nào khác có thể thay thế

chúng về mặt chức phận.

Sự tổng hợp protein trong cơ thể chỉ có thể ñược tiến hành sau khi ñã thu nhận ñược những thành phần cấu trúc cơ bản của protein là các axit amin.

Protein có các chức năng quan trọng như sau:

- Tạo các chất xúc tác enzim, nhờ các enzim này mà tốc ñộ các phản

ứng hóa học trong cơ thể tăng lên tới 1012 lần.

- Thực hiện chức năng vận chuyển và dự trữ. Ví dụ như Hemoglobin vận chuyển CO2 và O2.

- Tham gia chức năng cơ giới như colagen tạo ñộ bền chắc của da, xương và răng.

- Chức năng vận ñộng như sự co cơ.

- Chức năng bảo vệ như các chất kháng thể.

- Các quá trình thông tin như protein thị giác (rodospin).

Nhu cầu protein cho gia cầm thịt nói chung và ngan thịt nói riêng bao gồm nhu cầu cho duy trì, cho tăng trưởng và cho tổng hợp lông.

2.4.1.1 Nhu cầu protein cho duy trì

Protein rất cần thiết cho việc duy trì sự sống ñộng vật. Vì vậy, sự trao

ñổi protein xảy ra ngay cả khi cơ thể ñộng vật không nhận ñược protein trong thức ăn. Nếu kéo dài tình trạng thiếu hụt protein trong thức ăn ñể duy trì cho sự hoạt ñộng thì ñộng vật phải huy ñộng protein riêng của cơ thểñể cung cấp cho mọi sự hoạt ñộng sinh trưởng của chúng. Trong quá trình trao ñổi protein (ñồng hóa và dị hóa), tạo ra sản phẩm trung gian chứa nitơ, lượng nitơ này thải ra ngoài cùng với nước tiểu, người ta gọi ñó là nitơ nội sinh. Nó ñặc trưng cho lượng nitơ mất ñi tối thiểu cần thiết ñể tồn tại sự sống. Sự xác ñịnh nhu cầu protein cho duy trì sự sống ñược xác ñịnh từ giá trị trao ñổi chất của cơ

thể và mối tương quan chặt chẽ với nhu cầu năng lượng cho quá trình trao ñổi cơ bản. Qua thí nghiệm trên ñộng vật sống, các nhà khoa học ñã xác ñịnh

ñược rằng trung bình cứ 1 kcal năng lượng trao ñổi cơ bản tạo ra 2 mg nitơ

nội sinh trong nước tiểu (Bùi ðức Lũng, 1995 [15]).

Vào năm 1976, qua nghiên cứu theo phương pháp yếu tố trên gia cầm, Herrie (dẫn theo Bùi ðức Lũng, 1995 [15]) ñã ñưa ra công thức tính nhu cầu protein cho duy trì ở gia cầm như sau:

CP = 201 x W0,75 x 6,25 Hoặc có thể tính theo công thức:

0,0016 x W CP =

W: Khối lượng cơ thể (g)

0,0016: Lượng protein (g) cần cho sự duy trì/1g khối lượng sống cơ

thể/ngày.

0,64: Hiệu quả sử dụng protein thức ăn của gia cầm hướng thịt.

2.4.1.2 Nhu cầu protein cho tăng trưởng

Sự phát triển của cơ thể gắn liền với sự tích lũy protein trong cơ thể

chúng. Sự tích lũy xảy ra nhanh ở gia cầm non và giảm dần theo lứa tuổi (Baker, 1993 [57]).

Khi tăng hàm lượng protein trong khẩu phần có thể làm tăng tốc ñộ

sinh trưởng nhưng tăng có giới hạn theo tuổi và theo khối lượng cơ thể. Nhu cầu protein cho tăng trưởng ñối với gia cầm (dẫn theo Bùi Thị

Hồng, 2009 [12]):

WC - WO

CP =

0,64 x 0,18

Trong ñó: CP : Protein cho tăng trưởng (g) WO : Khối lượng cơ thể lúc ban ñầu (g) WC : Khối lượng cơ thể lúc kết thúc (g) 0,18: Hàm lượng protein trong thịt

0,64: Hiệu quả sử dụng protein thức ăn của gia cầm hướng thịt

2.4.1.3 Nhu cầu protein cho tạo lông

0,07 x W x 0,82 CP =

0,64

Trong ñó: CP : Protein cho tạo lông (g) W : Khối lượng cơ thể (g)

0,07 : Tỷ lệ khối lượng bộ lông so với khối lượng cơ thể

0,82 : Tỷ lệ protein trong lông

cho duy trì, nhu cầu protein cho sinh trưởng, nhu cầu protein cho phát triển lông và nhu cầu protein cho ñẻ trứng. Như vậy nhu cầu protein cho gia cầm

ñẻ trứng sẽ là:

Trong ñó: CP : Protein cho ñẻ trứng (g) W : Khối lượng cơ thể (g)

∆W : Tăng khối lượng cơ thể hàng ngày (g)

∆E : Năng suất trứng trung bình của một gia cầm mái (g/ngày) (bằng tỷ lệ ñẻ của ñàn nhân với khối lượng trứng trung bình toàn ñàn).

Một phần của tài liệu Xác định nhu cầu năng lượng, protein và lysine tiêu hoá của vịt KHAKI CAMPBELL giai đoạn đẻ trứng trong điều kiện chăn nuôi tập trung (Trang 30 - 33)