Việt nam là một nước có số lượng thuỷ cầm lớn, ñứng hàng thứ 3 trên thế giới sau Trung quốc và Ấn ñộ. Sự phân bố của quần thể thuỷ cầm ở nước ta rất không ñồng ñều, tập trung ñông nhất ở vùng ñồng bằng sông Cửu Long (21,29 tr con), ñồng bằng sông Hồng (16,59 tr con) (Dương Xuân Tuyển, 2007 [41], (dẫn theo Nguyễn Thị Ngân, 2009 [21]). Trước những năm 1970 của thế kỷ trước, ñàn vịt ở nước ta chủ yếu là các giống vịt nội như vịt cỏ (vịt tàu), vịt Ô môn, vịt Bầu và vịt Bắc Kinh (Lương Tất Nhợ, 1993 [22]). Những năm sau 1970, một số giống vịt ngoại ñược nhập vào nước ta như vịt Anh ñào (nhập năm 1975 và 1985); vịt CV Super M (1989; 1990); vịt Khaki campbell (1990, 1991) (Nguyễn Thiện và Lê Xuân ðồng, 1993 [28]) và cũng kể từ ñó
ñã bắt ñầu có những công trình nghiên cứu tương ñối có hệ thống về thuỷ
cầm. Tuy nhiên, theo Nguyễn Thiện và Lê Xuân ðồng (1993) [28], Lương Tất Nhợ (1993) [22] các công trình nghiên cứu về thuỷ cầm trong thời gian này chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực như nghiên cứu ñánh giá khả năng
sản xuất, nhân thuần, chọn lọc giống (Hoàng văn Tiệu và ctv, 1993 [36]). Những nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho thuỷ cầm ở nước ta không nhiều và tập trung vào một số hướng chính như: Nghiên cứu khai thác và tạo nguồn thức
ăn; nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và nghiên cứu chếñộ nuôi dưỡng.
Khi xây dựng khẩu phần ăn cho gia cầm, tác giả Trịnh Xuân Cư (1999) [2] có quan ñiểm như sau: Về vấn ñề năng lượng trong khẩu phần, có thể
chọn một khoảng giới hạn năng lượng nhất ñịnh, mà trong khoảng ñó, gia cầm tựñiều chỉnh ñược nhu cầu năng lượng. Không cần tìm mức năng lượng tối ưu, mà chỉ cần “ tối ưu hoá” về mặt kinh tế (thay ñổi thành phần nguyên liệu ñể thức ăn có giá thành thấp). Tác giả khuyến cáo: ðối với gà broiler năng lượng trong khẩu phần ở mức 3000 - 3100 - 3200 kcal/ kg thức ăn, tương ứng với 3 giai ñoạn nuôi; 0 - 3; 4 - 5; >5 tuần tuổi.
Theo tác giả Lã Văn Kính (1995) [13] thì khả năng sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn của gà ñược tăng lên, khi tăng mức năng lượng trong khẩu phần từ 2850 kcal lên 3000 và 3150 kcal/kg thức ăn, song tốc ñộ sinh trưởng không ñược cải thiện khi mức năng lượng của thức ăn tăng lên 3200; 3300 và 3400 kcal/kg thức ăn. Tác giả Hồ Lam Sơn và cộng sự (2001) [26] cho rằng vào mùa hè trong ñiều kiện stress nhiệt thì năng lượng trong khẩu phần của gà thịt là 3200 kcal/kg thức ăn với tỷ lệ lysine/ năng lượng là 0,403%/Mcal sẽ cho sinh trưởng là tốt nhất.
Phùng ðức Tiến và ctv (2003) [35] ñã khuyến cáo về mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần cho vịt ngan sinh sản và nuôi thịt là 2900, 2850, 2800, 2700, 2750, 2800 kcal/kg và 200, 190, 180, 140, 160, 180 g/kg tương ứng với các giai ñoạn 0 - 4; 5 - 8; 9 - 12; 13 - 20; 21 - 24 và trên 24 tuần tuổi.
vịt CV Super M trong các giai ñoạn: vịt con, hậu bị và ñẻ trứng: 2890 kcal/kg và 200g/kg; 2890 kcal/kg và 155 g/kg; 2700 kcal/kg và 185 g/kg. Lê Xuân Thọ và Nguyễn ðức Trọng (2005) [43], khi khảo sát ảnh hưởng của các mức protein trong khẩu phần cho vịt CV Super M dòng trống và dòng mái ñã cho thấy, yêu cầu hàm lượng protein thô trong khẩu phần của vịt dòng trống luôn cao hơn dòng mái 1% trong tất cả các giai ñoạn từ vịt con, hậu bị và ñẻ trứng. Phùng ðức Tiến và cộng sự (2003) [35] khi xác ñịnh tỷ lệ axit amin (lysine, methionine) thích hợp trong khẩu phần thức ăn nuôi vịt, ngan Pháp siêu nặng lấy thịt ñã bố trí thí nghiệm bổ sung mức lysine: 1; 0,8; 0,8%; mức methionine: 0,5; 0,4; 0,4% và mức lysine 1,15; 0,92; 0,88%; mức methionine: 0,55; 0,44; 0,44% ở mức protein 22; 20; 18% ứng với các giai ñoạn 0 - 4; 5 - 8; 9 - 12 tuần tuổi trong khẩu phần thức ăn cho ngan Pháp nuôi thịt cho kết quả cao: Tỷ lệ nuôi sống ñạt 98,3%. Khối lượng cơ thể 3601,7 - 3622,7g. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp 3,03kg. Trần Quốc Việt và Ninh Thị Len (2003) [51] khi nghiên cứu xác ñịnh nhu cầu Ca và P của vịt Triết Giang giai
ñoạn ñẻ trứng ñã cho thấy, trong ñiều kiện ñược ăn tự do, mức Ca và P dễ hấp thu thích hợp phụ thuộc vào hàm lượng năng lượng và protein trong khẩu phần.
ðối với khẩu phần có 2650 kcal/kg và 170g protein thô/kg thì mức Ca và P dễ hấp thu là 3,25 và 0,45% tương ứng, nhưng với khẩu phần có 2850 kcal/kg và 190 g/kg thì mức Ca và P thích hợp là 3,5 và 0,5%.