Phương pháp xác định độ ẩm của mực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ VÀ THỜI GIAN NGÂM HÓA CHẤT ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI ĐỘ ẨM VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỰC (Trang 42 - 43)

Để xác định độẩm của mực em sử dụng phương pháp khối lượng . Cứ

sau 1h mực được lấy ra và tiến hành cân bằng cân điện tử với độ chính xác là 10-4 gam để xác định độẩm từng mẫu. Độẩm của từng mẫu được xác định bằng công thức: G1 (100 – w1) W2=100 - G2 Trong đó: W2: Độẩm cần xác định (%) W1: Độẩm ban đầu của nguyên liệu (%)

G1: Khối lượng của nguyên liệu trước khi sấy (g) G2: Khối lượng của nguyên liệu sau khi sấy (g)

Để xác định hàm lượng ẩm ban đầu của nguyên liệu em dùng phương pháp sấy khô.

Nguyên lý: Dùng sức nóng làm bay hết hơi nước trong nguyên liệu. Cân trọng lượng của nguyên liệu trước và sau khi sấy. Từ đó ta tính ra phần trăm nước có trong nguyên liệu.

Dụng cụ, vật liệu:

- Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ (100 – 105 – 1300C). - Cân phân tích chính xác 10-4g.

- Nồi cách thủy, bình hút ẩm. - Cốc cân, đũa thủy tinh, cát sạch.

Tiến hành xác định:

Lấy 1 cốc thủy tinh có đựng 10g cát sạch và 1 đũa thủy tinh dẹp đầu

đem sấy ở 1050C cho đến trọng lượng không đổi. Để nguội trong bình hút ẩm và đem cân ở cân phân tích chính xác 10-4g. Sau đó cho vào cốc cân khoảng 10g mẫu đã được chuẩn bị trong thời gian sấy dụng cụ. Cân tất cả bằng cân phân tích với độ chính xác như trên.

Dùng que thủy tinh trộn đều mẫu với cát rồi dàn đều thành lớp mỏng. Cho tất cả vào tủ sấy, giai đoạn 1 sấy ở nhiệt độ 600C, thowig gian sấy là 30 phút. Dùng đũa thủy tinh đảo mẫu và nâng nhiệt lên 1300C, giai đoạn này kéo dài trong 5 giờ. Lấy ra khỏi tủ sấy để nguội trong bình hút ẩm, cân. Sau đó lại sấy ở nhiệt độ 1300C trong thời gian 30 phút sau đó lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cân. Làm như vậy cho đến khi kết quả 2 lần cân liên tiếp không sai khác nhau quá 5x10-4 g là được.

Tính kết quảđộẩm của mực theo công thức sau:

( ) ( )% 100 1 = − × P B A w Trong đó:

A: Khối lượng cốc sấy + đũa thủy tinh + mẫu trước khi sấy (g) B: Khối lượng cốc sấy + đũa thủy tinh + mẫu sau khi sấy (g) P: Khối lượng mẫu đem thí nghiệm (g)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ VÀ THỜI GIAN NGÂM HÓA CHẤT ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI ĐỘ ẨM VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỰC (Trang 42 - 43)