về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng GVTH
Bồi dưỡng giáo viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục mỗi quốc gia, qua tổng quan nghiên cứu vấn đề đối với nước ngoài và ở trong nước ta rút ra những kinh nghiệm về định hướng bồi dưỡng GVTH trong xu thế đổi mới như sau:
a. Kinh nghiệm chung nhất được rút ra là:
- Các nước hiện nay khi đánh giá năng lực nghề nghiệp giáo viên đều căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp qui định, thay vì theo chuẩn đào tạo như trước đây.
- Chuẩn nghề nghiệp là cơ sở để cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá và tự đánh giá, đồng thời đề ra các biện pháp bồi dưỡng giáo viên, nâng cao năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới.
- Kinh nghiệm cũng cho ta một ý thức cá biệt hóa về nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng phù hợp đối tượng, đặc điểm năng lực sư phạm và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên tiểu học dân tộc Khmer.
b. Cụ thể là:
* Về mục tiêu bồi dưỡng:
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên đang dạy học.
- Bồi dưỡng giáo viên được xem là đào tạo lại, cập nhật kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, ở nước ta có 3 loại hình bồi dưỡng: Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng chuẩn hóa và bồi dưỡng để dạy chương trình SGK mới.
- Phát triển ở giáo viên năng lực tự bồi dưỡng để họ có tiềm lực không ngừng hoàn thiện, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
- Công tác bồi dưỡng cần làm cho giáo viên tham gia bồi dưỡng có những hiểu biết đầy đủ những yêu cầu về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục; có kỹ năng dạy học đảm bảo nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
* Về nội dung bồi dưỡng:
- Nội dung bồi dưỡng phải coi trọng nhu cầu cần bồi dưỡng từ phía giáo viên với độ mềm dẻo nhất định bên cạnh phần cứng qui định chung cho cả nước ở cả các loại hình bồi dưỡng
- Cần lưu ý những kiến thức, kỹ năng đặc thù mới từ những yêu cầu, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp đặt ra.
- Cần phải có chương trình bồi dưỡng theo chủ đè để giáo viên tự chọn.
* Về phương pháp bồi dưỡng:
- Định hướng chung về phương pháp bồi dưỡng có kết quả nhất là bồ dưỡng tại chỗ và giáo viên tự bồi dưỡng dưới sụ giúp đỡ của tổ nhóm chuyên môn, đồng nghiệp, và giảng viên ở trường sư phạm.
- Phương pháp bồi dưỡng tập trung vẫn cò cần thiết, nhưng phai phát huy tiềm lực về chủ động nắm vững và vận dụng được tại chỏ bằng “ phương pháp học viên cùng tham gia
trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ.
* Về hình thức bồi dưỡng:
- Đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng, trên cơ sở lấy tự học của giáo viên là chính, kết hợp với nghiên cứu và thực nghiệm khoa học, cùng học tập với đồng nghiệp và sự hướng dẫn của chuyên gia.
- Bồi dưỡng tại chỗ có thể thực hiện bằng các hình thức: Giáo viên tự học là chính, kết hợp với các đợt tập huấn, hướng dẫn ngắn ngày của các chuyên gia; Giáo viên hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thông qua các chương trình trên phương tiện thông tin truyền thông và giáo dục từ xa; Bồi dưỡng từ xa.
1.2.2. Những cơ sở lý luận về bồi dưỡng NLSP giáo viên tiểu học