a. Cơ sở hình thành những năng lực sư phạm đặc thù của giáo viên tiểu học.
- Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp GVTH. + Phẩm chất đạo đức của người giáo viên. + Kiến thức.
- Căn cứ yêu cầu nội dung về phương pháp GDTH.
+ Có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. + Có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán.
+ Có thói quen rèn luyện thân thể giữ gìn vệ sinh. + Có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.
- Căn cứ vào chức năng của giáo viên trong thời kỳ mới và hệ thống năng lực nghề của người giáo viên.
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. + Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học.
+ Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh (theo điều 24 luật giáo dục năm 1998).
- Căn cứ vào chức năng của giáo viên trong thời kỳ đổi mới và hệ thống những năng lực nghề nghiệp của người giáo viên.
Người giáo viên trước hết phải là nhà giáo dục, có tác động tích cực đến học sinh thông qua bản thân nhân cách của mình. Bản thân nhân cách của người giáo viên có vai trò như một năng lực tổng hợp.Bên cạnh đó người giáo viên cần có những năng lực nghề nghiệp mới. Kết hợp với những năng lực truyền thống.
b. Năng lực sư phạm đặc thù của GVTH. * Những năng lực chung:
- Năng lực chẩn đoán: Tức là năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh. Đối với giáo viên tiểu học đây là năng lực đặc biệt quan trọng vì sự phát triển về các mặt của học sinh ở lứa tuổi tiểu học diễn ra rất nhanh, nhưng lại không đồng đều.
- Năng lực đáp ứng: Đó là năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo dục.
- Năng lực đánh giá: Đó là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức, kỹ năng thái độ và tình cảm của học sinh.Năng lực đánh giá giúp nhìn nhận tính đúng đắn của chẩn đoán và đáp ứng.
- Năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác: Như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh học sinh và nhất là quan hệ với học sinh.
- Năng lực triển khai chương trình dạy học: Đó là năng lực tiến hành dạy học và giáo dục. Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục và dạy học đã được quy định, nhưng lại phù hợp với đặc điểm của đối tượng.
- Năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội: Đó là năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường.
* Những năng lực sư phạm cụ thể:
Những năng lực đặc thù chung nhất ở trên được thể hiện cụ thể ở những yêu cầu, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp GVTH thuộc 2 lĩnh vực kiến thức và kỹ năng sư phạm, trong phạm vi luận án này chung tôi xác định các kiến thức, kỹ năng sư phạm cơ bản, đặc thù của GVTH như sau:
- Về Kiến thức: (5 nội dung)
+ Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy.
+ Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh khóa khăn.
+ Có kiến thức về cơ sở lý luận của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh tần đổi mới.
liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.
+ Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác.
- Kỹ năng sư phạm: (13 kỹ năng)
+ Kỹ năng phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác kịp thời sự phát triển và nhu cầu được giáo dục của học sinh.
+ Biết soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động tích cực của thầy và trò
+ Kỹ năng ngôn ngữ sư phạm: Lời nói rõ ràng, rãnh mạch, không nói ngọng khi giảng dạy, giao tiếp.
+ Kỹ năng viết chữ, trình bầy bảng: Điểm nổi bật của giáo viên tiểu học so với giáo viên các bậc học khác, phải có kỹ năng viết đúng, viết đẹp, trình bày bảng khoa học, thẩm mỹ trong giờ học.
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm: nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ thày trò, quan hệ với phụ huynh học sinh, quan hệ với cộng đồng xã hội và giải quyết tốt quan hệ giữa các học sinh trong lớp.
+ Kỹ năng tiến hành các hoạt động giáo dục học sinh trong và ngoài giờ lên lớp.
+ Kỹ năng thiết kế bài giảng theo phương pháp dạy học tích cực.
+ Kỹ năng lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh tiểu học.
+ Kỹ năng hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh. + Kỹ năng kiểm tra đánh giá năng lực học tập của học sinh. + Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
+ Kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học theo nhóm, đưa ra được. + Kỹ năng làm bài tập nghiên cứu khoa học.
trên đòi hỏi phải có những kiến thức, kỹ năng sư phạm đặc thù riêng là:
+ Có kiến thức về vận dụng chương trình, SGK tiểu học năm 2000 vào vùng dân tộc thiểu số.
+ Có kiến thức về đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc Khmer + Có kiến thức về Chính sách dân tộc đối với dân tộc Khmer.
+ Có kiến thức về Những đặc điểm văn hoá, kinh tế, xã hội, tâm lý, tư duy đồng bào dân tộc Khmer.
+ Có kỹ năng dạy - học song ngữ Việt-Khmer bậc tiểu học. + Có kỹ năng dạy - học tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer. + Có kỹ năng dạy - học tiếng Khmer cho học sinh dân tộc Khmer
* Đây là nhưng kiến thức, kỹ năng nền tảng, cụ thể để minh chứng cho những năng lực sư phạm đặc thù chung nhất của người giáo viên tiểu học.