Vị trí của Giáo dục tiểu học và Giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học dân tộc khmer tỉnh bạc liêu (Trang 27 - 30)

a. Vị trí của Giáo dục tiểu học.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân theo Nghị Quyết 90/CP của Thủ tướng Chính Phủ thì mỗi bậc học, cấp học điều có vị trí vai trò nhất định và có tính liên thông bậc học dưới làm cơ sở, tiền đề và nền tảng cho bậc học trên trong đó có bậc giáo dục tiểu học.

Điều 2 Luật giáo dục 2005, quy định:

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất của các em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Bước vào thời kỳ mới bậc học nền tảng này có các tính chất: “Phổ cập và phát triển; dân tộc và hiện đại; nhân văn và dân chủ” (Mục tiêu giáo dục tiểu học).

Tiểu học là bậc học phổ cập và phát triển. Bậc học phổ cập tạo diều kiện cơ bản để nâng cao dân trí là cơ bản ban đầu hết sức quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt mang trong mình những phẩm chất

tạo thành cốt lõi của một phong cách Việt Nam trong giai đoạn mới, những phẩm chất đó là: Trí Tuệ phát triển, ý chí cao, tình cảm đẹp.

Tính phổ cập bắt buộc với những yêu cầu cần đạt được của bậc tiểu học cũng hàm chứa trong đó tính phát triển với hai ý nghĩa. Trình độ phổ cập là tối thiểu và phát triển của chuẩn tối thiểu còn để mở, còn có khả năng phát triển; đồng thời trong cái tối thiểu được hoạch định có chứa đựng khả năng phát triển tiếp theo, đó là khả năng học tập suốt đời.

Điều lệ trường tiểu học ban hành theo quyết định số: 22/2000/BGD-ĐT ngày 11/7/2000, tại điều 2 đã xác định vị trí của trường tiểu học là: “Trường tiểu học là cơ sở giáo dục của bậc học tiểu học, bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân”.

Chương trình giáo dục tiểu học mới được biên soạn theo năm định hướng: Chăm lo giáo dục toàn diện, đảm bảo sự phát triển hài hoà về đức, trí, thể, mĩ, thiết thực và cập nhật sự phát triển của khoa học, công nghệ; góp phần đẩy mạnh phương pháp dạy học; chương trình sách giáo khoa có tính thống nhất cao và chuẩn hoá, chương trình thực sự là một hành động sư phạm.

Phương pháp dạy học, giáo dục tiểu học do mục tiêu giáo dục tiểu học quy định, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, tạo nên vị trí giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

b. Vị trí của giáo viên tiểu học.

Giáo viên là nhân tố quyết định phần lớn chất lượng giáo dục, biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, vì vậy giáo viên phải được coi trọng. Giáo viên không những là người giảng dạy, truyền đạt mà còn là người giáo dục, chăm sóc học sinh, người xây dựng và hình thành nhân cách cho học sinh và là người tổ chức, thực hiện mọi hoạt động sư phạm của môi trường giáo dục. Đối với học sinh tiểu học, tâm hồn các em trong sáng được ví như “tờ giấy trắng” mọi tri thức điều mới mẻ. Do đó giáo viên

phải là tấm gương sáng về dạo đức, tác phong, lối sông cho học sinh noi. Yêu nghề, mến trẻ, say sưa với nghề nghiệp là những phẩm chất nghề nghiệp kỳ quan trọng của người giáo viên.

Giáo dục nhân cách con người trên cơ sở 3 môi trường giáo dục: giáo dục gia đình; giáo dục nhà trường và xã hội. Trong đó, giáo dục nhà trường dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên vẫn là con đường cơ bản và có hiệu quả nhất, định hướng cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể nói đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Mong muốn của công chúng đối với giáo viên có kiến thức và kỹ năng chỉ xếp sau mong muốn được có những ngôi trường cho con cái họ. (Haselkorn and Hurus, 1998). Giáo viên có ảnh hưởng lâu dài lên thành tích học tập của học sinh (Bernbry, etal, 1998). Sự chênh lệch về mức độ hiệu quả của người giáo viên là một yếu tố quyết định mạnh mẽ trong việc học tập của học sinh (Darling- Hammond, 2000).

Trong nhà trường người giáo viên với phẩm chất, đạo đức, lối sống, với kiến thức và kỹ năng sư phạm của mình đã biến nội dung chương trình, sách giáo khoa, tư chất học sinh, các yếu tố môi trường giáo dục thành các yếu tố giáo dục nhân cách học sinh. Có thể ví giáo viên là tổng công trình sư thiết kế nên nhân cách học sinh.

Người thầy giáo là “cầu nối” giữa nền văn hoá nhân loại và dân tộc với việc tái tạo nền văn hoá đó trong chính thế hệ đó. Nền văn hoá nhân loại, cũng như của dân tộc chỉ được bảo tồn và phát triển thông qua sự lĩnh hội nền văn hoá ở thế hệ trẻ. Muốn cho sự lĩnh hội đó của trẻ đầy đủ, chính xác, muốn cho nền văn hoá đó được trẻ “hấp thụ” và biến thành những cơ sở trọng yếu để xây dựng nhân cách của chính nó, tự trẻ không làm được việc đó, mà phải được huấn luyện theo phương thức đặc biệt (phương pháp nhà trường) thông qua vai trò của

người thầy giáo. Vì vậy, mà nhà giáo dục vĩ đại Nga là C.Đ.Usinxki đã khẳng định “ Thầy giáo là người giữ gìn những di huấn thiêng liêng của các bậc Tiền bối đã đấu tranh cho chân lý và hạnh phúc, là nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại và bắc đến tương lai” [45].

Vị trí, vai trò của người thầy giáo còn thể hiện ở những đặc điểm lao động của người thầy giáo. Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người, nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình, nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội, nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao, nghề lao động trí óc chuyên nghiệp.

Vai trò,vị trí của giáo viên tiểu học còn thể hiện ở nhiệm vụ của nhà giáo (Điều 72. Mục 1-Luật giáo dục):

- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Không ngừng học tập rèn luyện dể nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, nêu gương tốt cho người học.

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy vị trí, vai trò của người thầy giáo được khẳng định là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học dân tộc khmer tỉnh bạc liêu (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w