Đặc điểm tâm lý của giáo viên dân tộc Khmer

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học dân tộc khmer tỉnh bạc liêu (Trang 30 - 34)

a. Cơ sở hình thành tâm lý giáo viên dân tộc Khmer

- Đồng bào dân tộc Khmer có một kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú: tục ngữ, thành ngữ, ca dao dân ca, truyền thuyết, truyện nôm khuyết danh, sử thi, anh hùng ca. Đặc biệt là các làn điệu ca múa hát dân gian: như múa Romvong_ là loại hình múa tập thể, bước nhịp nhàng uyển chuyển, duyên dáng theo tiếng Seydam, tiếng nhạc đệm của dàn ngữ âm (Penpét). Kể cả các loại hình sân khấu: Zikê, Lofkhol.

- Tất cả những nét đặc trưng kể trên về văn hóa, văn học dân gian của đồng bào dân tộc Khmer đều được thể hiện trong các lể hội như: tết CholsnămTh’Mây, Đônta, OkomBok, Cúng trăng, Đua ghe ngo…

- Người Khmer đã có chữ viết riêng của dân tộc mình từ thế kỷ thứ III sau công nguyên. Đến thế kỷ thứ VII sau công nguyên bộ chữ đã hoàn chỉnh cho đến ngày nay. Chữ của đồng bào dân tộc Khmer được lưu giữ ở các án văn thơ văn học dân gian xa xưa hoặc ghi lại các bộ kinh phật đồ sộ trên lá thốt nốt. Chữ đã ghi lại tất cả nét sinh hoạt dân gian, phong tục tập quán: cách xây nhà ở, cách xây đền chùa, cách xây tháp để hài cốt, thờ phụng tổ tiên ông bà theo phong tục: chết thiêu xác; cách làm ruộng lúa nước: cày bừa, trục dung 2 con trâu (hoặc 2 con bò) cùng kéo, cách gieo, cấy, xạ lúa theo mùa, cách tháo nước, đưa nước ra vô nội đồng, cách gặt hái, cái cộ kéo lúa, cây phản, cây cù nèo, cây lìm gặt lúa…hình thành nền văn minh lúa nước ở vùng đất phương nam_đồng bằng sông cửu long với nền văn minh “Ôkeo” (ta thường gọi là Ốc eo như của đất Phù Nam thế kỷ thứ VII sau công nguyên).

- Đặc điểm văn hóa-văn minh của đồng bào dân tộc Khmer là thờ đa thần giáo và thờ phật thích ca mâu ni _ hay còn gọi là theo phật giáo Nam tông. Có đến 95% dân số người Khmer theo phật giáo Nam tông với 10 điều được luân lý Phật truyền dạy mà mọi người dân_từ khi lọt lòng mẹ cho đến tuổi trưởng thành ai cũng thuộc 10 điều răn dạy như sau: cấm nói dối, cấm ăn cắp ăn trộm, cấm chửi thề, nói tục, cấm rượu chè, cấm phái mạnh(nam) ăn

hiếp, đánh đập phái yếu(nữ), cấm tà dâm, cấm sát sinh…

- Người con trai Khmer từ 9 tuổi trở lên, có đến 95% là phải đi tu. Có 3 cách tu:

+ Tu theo tục lệ để trả nghĩa ông bà, cha mẹ.

+ Tu theo nghĩa: học tu, học làm người_rèn luyện đạo đức, học luyện chữ và kiến thức, học các loại nghề cần thiết để bảo đảm cho một cuốc sống xây dựng gia đình (khi hoàn tục)…

+ Tu suốt đời, ngưỡng đến chân tu, siêu thoát…

Người đã đi tu khi hoàn tục có hiểu biết, được xã hội trọng dụng…

- Người con gái không được đi tu (xuống tóc, cạo đầu vào chùa). Ở nhà phụ giúp mọi việc - đảm đang của thân phận cần có của người con gái - chu toàn cách thức lể nghi làm vợ sau khi xây dựng gia đình…Vì vậy, con gái - phụ nữ Khmer phải luôn luôn giữ gìn mọi qui định, mọi truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc mình.

- Đồng bào Khmer thường sống quay quần bên nhau thành khum (ấp), phum (xóm, làng, xã), sóc (như huyện) và Khét (như tỉnh) và những nơi hội tụ ấy đều xây chùa. Chùa của người Khmer không chỉ là nơi thờ phụng, tu hành, lễ bái, tín ngưỡng mà chùa còn là nơi trung tâm giao lưu sinh hoạt văn hóa, nơi hội họp, truyền giáo phổ biến tin tức kịp thời…

Như vậy, qua đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, phong tục tập quán…nổi lên mấy điểm chính như sau:

- Sống nghề nông, tự cung tự cấp. Kỹ thuật sản xuất lúa, tạo nên nền văn minh lúa nước.

- Có truyền thống văn hóa dân gian lâu đời, có tiếng nói chữ viết riêng, hình thành văn hóa vật thể và phi vật thể rất phong phú.

- Sống theo cụm cư, Khum, Phum, Sóc. Tập trung và theo phật giáo Nam tông, có long nhân ái vị tha như Phật thích ca mâu ni đã dạy.

- Toàn thể cộng đồng dân tộc Khmer có ý thức sống và sinh hoạt xã hội truyền thống rất tiên tiến từ lâu đời: cúng giỗ ông bà cha mẹ, họ hàng, con cháu qua đời vào ngày, tháng trong năm khác nhau - nhưng chỉ tổ chức “cúng giỗ” có một lần, đó là “lễ Đônta”. Khi người qua đời - chết nói chung đem thiêu xác, không đem chôn, là loại hình sinh hoạt phong tục tập quán lâu đời: tránh được ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được nhiều đất cho sản xuất và là một sự tiêu biểu “văn minh, hiện đại”. Ngày nay được tất cả các nước tiên tiến, hiện đại thực hiện theo hình thức xây lò thiêu, đốt xác bằng công nghệ điện hiện đại.

b. Đặc điểm tâm lý GVTH dân tộc Khmer.

Từ những nét đặc trưng rút ra ở trên, nó định hình được những thói quen, cách làm ăn sinh sống, cách nghĩ, cách tư duy, cách đối nhân xử thế, quan hệ gia đình, xã hội…Từ đó hình thành đặc điểm tâm lý rõ nét, đặc điểm tâm lý này có 2 thái cực:

- Thứ nhất là rất tự hào về truyền thống văn hóa, văn minh của dân tộc lâu đời, sống nhân ái, tình nghĩa, không tranh đua, xã thân vì chân lý, vì truyền thống quí báo của dân tộc và ngoan đạo.

- Thứ hai là rất sợ mất vốn quí của cha ông từ ngàn xưa để lại, sợ mất tiếng nói, chữ viết của dân tộc, sợ làm trái những điều phật dạy, từ đó hình thành thái đọ cứng nhắc, sợ thay đổi, ngại tiếp thu những cái mới, bảo thủ, thiếu cởi mở, dẫn đến hạn chế sức sáng tạo.

* Tất cả những đặc điểm tâm lý đó cộng với điều kiện làm ăn sinh sống theo lối tự cung tự cấp, sản xuất nhỏ, kỹ thuật chưa tốt dẫn đến thu hoạch kém, đời sống gặp khó khăn, không có điệu kiện cải tiến (tỉ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer còn cao). Từ đó nảy sinh trạng thái an phận, ngại điều phiền phức, hình thành tâm lý “ ì” hay “tự ti” chậm đổi mới, sáng tạo.

điểm tâm lý kể trên, thì dân tộc nào cũng có, nhưng tùy theo điều kiện sống,điều kiện hình thành, hoạt động nghề nghiệp “chuyên môn” của bản thân, môi trường xã hội, mà tường dân tộc (từng người) có đặc điểm tâm lý khác nhau, ở đấy đối với dân tộc Khmer thì đậm nét hơn.

* Từ đặc điểm trên rút ra một số điểm cần lưu ý trong bồi dưỡng NLSP cho GVTH Khmer như sau:

- Trước hết tập trung trang bị kiến thức cơ bản của cấp học cho đội ngũ giáo viên ấy khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Khi ra trường chú trọng tự thân tự bồi dưỡng các loại kiến thức cần thiết cho công tác giảng dạy chuyên môn của mình. Khi người có đủ kiến thức cơ bản cho chuyên môn thì tự nhiên hình thành tâm lý tự tin, hoạt bát, sôi nổi, cởi mở, lanh lợi, cho sáng tạo nghề nghiệp. Đây là điều kiện đánh bạc tâm lý "co cụm", "chìm lắng", "ì ạch"…

- Hãy tích cực phân loại, xác định thầy cô giáo dân tộc dạy trường tiểu học hình thành mấy cụm tâm lý: loại co cụm, chìm lắng, ì ạch thì khắc phục bằng cách bồi dưỡng năng lực chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức, bồi dưỡng về giáo dục học dân tộc, tâm lý học dân tộc, về phương pháp dạy học hiện đại và cả phương pháp dạy song ngữ: chữ viết, chữ dân tộc…

- Đặc biệt là cụ thể hóa những năng lực nghề nghiệp (NLSP) đặc thù của GVTH dân tộc Khmer từ chuẩn nghề nghiệp và xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên tiểu học dân tộc khmer tỉnh bạc liêu (Trang 30 - 34)