Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 26 - 28)

- Đối với giáo viên: Qua điều tra cho thấy giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành khái niệm trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng hầu hết các giáo viên đều cho rằng việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử là việc làm cần thiết.Để hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử thì cả giáo viên và học sinh phải chủ động tích cực trong quá trình day và học, giáo viên cần hình thành khái niệm cho học sinh theo từng bước đê khắc sâu khái niệm cho học sinh. Mặc dù nhận thức được những ưu điểm của việc hình thành khái niệm nhưng một số giáo viên chưa thực hiện đúng biện pháp con đường hình thành khái niệm cho học sinh do những điều kiện hoàn cảnh khác nhau, việc hình thành khái niệm vẫn còn hạn chế.

Đối với học sinh: Qua việc trao đổi, thu thập ý kiến của học sinh về những vấn đề xung quanh việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử như quan niệm của học sinh về tầm quan trọng của việc hình thành khái niệm lịch sử, về mức độ nhận thức khái niệm lịch sử. Đa số học sinh đã nhận thức được tầm qua trọng của việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử.

Như vậy, qua thăm dò, điều tra giáo viên và học sinh ở một số trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum có thể rút ra một số kết luận sau:

- Về quan niệm: giáo viên và học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hình thành khái niệm còn nặng về liệt kê sự kiện, hay chỉ cần cung cấp một số kiến thức để tạo biểu tượng chưa chú trọng đến việc phát triển tư duy lôgic sáng tạo, chỉ dừng lại ở mức độ định nghĩa thuật ngữ khái niệm.

Hình thức và phương pháp hình thành khái niệm chưa được tiến hành đầy đủ, khoa học. Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, chưa vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả hệ thống các phương pháp dạy học nên việc hình thành khái niệm cho học sinh đạt kết quả thấp, chưa góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.

CHƯƠNG 2

HỆ THỐNG CÁC KHÁI NIỆM LỊCH SỬ

CẦN HÌNH THÀNH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 - 1930 ỞTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w