Sử dụng bài tập lịch sử để củng cố các khái niệm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 68 - 69)

Trong dạy học lịch sử, bài tập lịch sử là khái niệm dùng để chỉ một hệ thống thông tin xác định về lịch sử được sử dụng để tổ chức việc lĩnh hội tri thức của học sinh.

Bài tập lịch sử (đặc biệt là bài tập nhận thức) là phương tiện chính yếu là công cụ quan trọng để phát triển năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Nó còn là phương tiện thúc đẩy học sinh tự học tập, tạo điều kiện cho các em tiếp cận với phương pháp nghiên cứu.

Bài tập lịch sử mang đầy đủ đặc trưng của bài tập nói chung và có đặc trưng riêng của bộ môn lịch sử. Việc sử dụng bài tập lịch sử được coi là phương tiện thúc đẩy tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo trong quá trình nói chung, củng cố, vận dụng khái niệm lịch sử nói riêng.

Có rất nhiều loại bài tập lịch sử khác nhau nhưng trong quá trình dạy học lịch sử nói chung và hình thành khái niệm nói riêng, việc sử dụng các loại bài tập này đan xen với nhau, cùng hỗ trợ học sinh trong quá trình nhận thức.

Ví như, muốn hình thành và củng cố cho học sinh các khái niệm “giai cấp địa chủ”, “giai cấp nông dân”, “giai cấp công nhân”, “giai cấp tiểu tư sản” và “giai cấp tư sản”, giáo viên đưa ra các bài tập:

- Địa vị và quyền lợi của giai cấp địa chủ Việt Nam như thế nào? - Địa vị và quyền lợi của giai cấp nông dân ra sao?

- Giai cấp tư sản có tinh thần yêu nước không? Họ có mâu thuẫn với tư sản đế quốc không?

- Giai cấp tiểu tư sản có vai trò và thái độ như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

- Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam? Vì sao họ trở thành lực lượng tiên phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Sau khi học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên củng cố và từ đó học sinh hiểu được đặc điểm và thái độ cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam từ đó

khắc sâu hơn khái niệm “giai cấp địa chủ”, “giai cấp nông dân”, “giai cấp công nhân”, “giai cấp tiểu tư sản”và “giai cấp tư sản” và nắm được khái quát hơn khái niệm “giai cấp”.

Hay khi hình thành khái niệm “Đấu tranh tự giác”, chúng tôi nêu bài tập: “Tại sao nói: cuộc bãi công Bason thắng lợi đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam sau chiến tranh?” cùng các câu hỏi gợi mở:

- Cuộc bãi công có sự liên kết giữa các phong trào chưa?

- Cuộc bãi công đã thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân chưa? - Vì sao nói cuộc bãi công của công nhân hãng Bason thắng lợi đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân? Biểu hiện?

- Từ đây, giai cấp công nhân đã ý thức rõ rệt vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình chưa?

Với việc trả lời các câu hỏi gợi mở, học sinh đã hoàn thành câu hỏi nhận thức của mình, đồng nghĩa với việc hình thành và củng cố khái niệm “đấu tranh tự giác”.

Như vậy, việc giải quyết các loại bài tập này, học sinh phải huy động các thao tác tư duy, phải độc lập suy nghĩ để giải quyết vấn đề đặt ra. Qua đó, giúp học sinh phát triển khả năng tái tạo, trí tưởng tượng, ghi nhớ các sự kiện lịch sử, trên cơ sở đó tạo được biểu tượng chân thực, sinh động, rõ nét về quá khứ là cơ sở để hình thành khái niệm, đồng thời góp phần nâng nhận thức của học sinh lên giai đoạn lí tính, qua đó củng cố kiến thức nói chung và khái niệm nói riêng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w