Nội dung cơ bản

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 29 - 30)

Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930 chia thành hai giai đoạn: Phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ 1919 đến 1925 và phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 đến 1930.

Trong giai đoạn thứ nhất từ 1919 - 1925 cho ta thấy được những thay đổi của tình hình thế giới và tác động của cuộc khai thác thuộc địa đã tạo ra nhưng chuyển biến mới về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất và phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến 1925. Trong phong trào dân tộc dân chủ từ 1919 đến 1925 thì có hoạt động của các chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh; hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam, cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam đánh dấu bước phát triển của cuộc đấu tranh từ tự phát lên tự giác bằng cuộc khởi nghĩa của công nhân Ba Son; đặt biệt giai đoạn này nổi lên hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc, đây là sự chuẩn bị bước đầu chuẩn bị về chính trị - tư tưởng và tổ chức (chủ yếu là chính trị và tư tưởng) cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Từ năm 1925 đến năm 1930 phong trào yêu nước của nhân dân tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Nhất là phong trào công nhân, phát triển đến trình độ tự giác, thể hiện là sự ra đời ba tổ chức cộng sản vào năm 1929: Đông Dương cộng sản Đảng (6/1929), An Nam cộng sản Đảng (8/1929), Đông Dương cộng sản liên đoàn (9/1929) và cuối cùng là sự ra đời Đảng cộng sản việt Nam (3/2/1930).

Như thế xuyên suốt giai đoạn 1919 - 1930 cần phải cung cấp cho học sinh tri thức lịch sử để hiểu được qua một quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, và tổ

chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam mà công đầu thuộc về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, sự ra đời của Đảng là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước nhảy vọt mới trong lịch sử tiến hóa của dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w