Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 69)

3.3.1. Mục đích, yêu cầu

Trên cơ sở thực tiễn để xem xét lại một số vấn đề về việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930 ở trường Trung học phổ thông (chương trình chuẩn), kiểm định tính khả thi của những kết luận do luận văn đề xuất.

3.3.2. Phương pháp, kế hoạch thực nghiệm3.3.2.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm 3.3.2.1. Lựa chọn đối tượng thực nghiệm

- Đối với giáo viên dạy thực nghiệm: chúng tôi lựa chọn những giáo viên có năng lực, kinh nghiệm, có lòng say mê nghề nghiệp và có thâm niên từ 5 năm trở lên đang dạy ở các trường Trung học phổ thông.

- Đối với học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng: chúng tôi chọn 6 lớp thực ngiệm và 6 lớp đối chứng ở ba trường Trung học phổ thông tại thành phố Kon Tum, đó là các trường: Trung học phổ thông Chuyên Kon Tum; Trung học phổ thông Kon Tum; Trung học phổ thông Lê Lợi.

3.3.2.2. Nội dung thực nghiệm

Hướng dẫn và áp dụng nội dung, phương pháp và một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc hình thành khái niệm trong học tập môn lịch sử mà luận văn đã đưa ra ở các lớp thực nghiệm.

Tiến hành kiểm tra kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để xem xét tính khả thi của đề tài.

3.3.2.3. Phương pháp thực nghiệm

Tại các trường thực nghiêm, để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi chọn đối tượng nhận thức giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đều tương đương nhau về trình độ, đều do một giáo viên giảng dạy.

Chúng tôi đã biên soạn giáo án để giáo viên nghiên cứu và dạy thực nghiệm bài 12 “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925” và bài 13 “phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930”.

Trong khi tiến hành thực nghiệm, lớp được chọn thực nghiệm sẽ được hướng dẫn giảng dạy theo giáo án thực nghiệm với phương pháp dạy học đổi mới, tập trung vào việc phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức nói chung và hình thành khái niệm nói riêng. Đặt biệt, trong mỗi giáo án đều sử dụng hợp lí một hệ thống phương pháp và phương tiện dạy học. Sau mỗi giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra 10 đến 15 phút, chủ yếu là câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

3.3.3. Kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành giảng dạy ở các lớp đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra và đánh giá học sinh bằng các câu hỏi (phụ lục 3). Kết quả thu được như sau:

•Đối với lớp thực nghiệm:

- Kết quả phân phối tần số điểm của lớp thực nghiệm

Tần số phân phối điểm ni 1 21 39 96 67 15 1 240 Ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tính điểm trung bình bài kiểm tra lớp thực nghiệm x=7.1 Bước 2: Phương sai phép đo lớp thực nghiệm 2

1.13

x

S =

• Đối với lớp đối chứng

- Kết quả phân phối tần số điểm của lớp đối chứng

Điểm Yi 4 5 6 7 8 9 10 ∑

Tần số phân phối điểm ni 16 33 65 71 38 7 0 240 Ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tính điểm trung bình bài kiểm tra lớp đối chứng y=6.2 Bước 2: Phương sai phép đo lớp đối chứng S2y =1.46

Để xác định tính khả thi của việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930 ở trường phổ thông (Chương trình chuẩn) tôi áp dụng công thức toán thống kê:

) ( 2 2 ( ) 240 7.1 6.2 8.64 1.13 1.46 x y n t x y s s = − = − × = + +

Giá trị tα trong bảng student tương ứng với giá trị k (k =2n− =2 2.240 2− =478) tương ứng với sai số phép đo là µ =0.02 ta có giá trị tới hạn tµ =2.33

So sánh kết quả, ta có: 8.64 2.33 t tµ = = So sánh giá trị ttµ ta thấy: t tf µ

Như vậy kết quả phép tính khẳng định sự khác biệt giữa kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là có ý nghĩa. Nghĩa là những biện pháp sư phạm đề xuất trong luận văn là có tính khả thi. (xem phụ lục)

KẾT LUẬN

Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ đề ra, với kết quả nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm chúng tôi đã khẳng định rằng giả thiết khoa học do luận văn nêu ra đã được kiểm định là có tính khả thi. Từ đó, chúng tôi đi đến một số kết luận sau đây:

1. Từ nghiên cứu lý luận kết hợp với phương pháp điều tra khoa học và thực nghiệm sư phạm, cho phép khẳng định rằng hình thành khái niệm nói chung và hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930 nói riêng không những góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử hiện nay mà còn giúp học sinh đi sâu vào bản chất các sự kiện, hiện tượng lịch sử, hiểu được các mối liên hệ nhân quả, các quy luật vận động của xã hội, từ đó phát triển năng lực nhận thức lịch sử, tính tích cực, độc lập, sáng tạo ở học sinh trong học tập lịch sử.

2. Để nâng cao hiệu quả của việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử cần kết hợp các phương pháp nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh, phải giúp học sinh đi từ “biết” sử đến “hiểu” sử, từ sự kiện lịch sử cơ bản đi đến tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, hay nói cách khác đó là quá trình “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, phải kết hợp các biện pháp sư phạm để giúp học sinh không những nắm được ngoại diên khái niệm mà còn đi sâu vào nội hàm khái niệm. Tùy từng khái niệm và năng lực cụ thể của học sinh, giáo viên có những phương pháp

khác nhau để hình thành một cách chuẩn xác khái niệm.

3.Việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1991 - 1930 có vị trí rất quan trọng. Vì đây là thời kì lịch sử đầy biến động đối với cách mạng Việt Nam. Muốn học sinh nhận thức sâu sắc thời kì lịch sử ày, đồng thời có những nhìn nhận đánh giá đúng đắn với các nhân vật lịch sử giáo viên cần trang bị cho học sinh một hệ thống khái niệm, đặt biệt là khái niệm trung tâm xuyên suốt giai đoạn này và có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời cận đại đến hiện đại.

4. Để việc hình thành khái niệm thực sự trở thành động lực quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, mỗi giáo viên cần nắm vững những vấn đề lý luận, phương pháp để hình thành khái niệm, nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa, phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các yêu cầu chung và biện pháp hình thành khái niệm. Đó là: Giáo viên và học sinh phải nhận thức đúng về vị trí và vai trò của khái niệm trong quá trình hình thành tri thức lịch sử, các biện pháp hình thành khái niệm phải được tiến hành trong quá trình dạy học lịch sử, không tách khỏi các biện pháp sư phạm trong bài giảng, phải đổi mới phương pháp phân tích các đặc trưng cơ bản của nội hàm khái niệm theo cấu trúc loogic bên trong của khái niệm đó, đổi mới việc hình thành khái niệm lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh là xác định các biện pháp sư phạm để khắc phục sự tiếp nhận tri thức một cách áp đặt, thụ động sang sự nhận thức chủ động, tích cực, tự giác của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên để nắm được kiến thức, việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông không chỉ dừng ở việc hướng dẫn cho học sinh hiểu được nội hàm của khái niệm, hay định nghĩa khái niệm, mà còn phải biết vận dụng khái niệm để tiếp thu kiến thức mới vào cuộc sống, việc hình thành khái niệm phải tuân thủ các nguyên tắc dạy học, sử dụng đa dạng, hợp lí các hình thức tổ chức dạy học và phương tiện dạy học khác nhau; sử dụng các biện pháp sư phạm tổ chức cho học sinh nắm vững sự kiện để lĩnh hội những đặc trưng cơ bản của nội hàm các khái niệm, sử dụng câu hỏi nhận thức để định hướng nội dung cơ bản của nội hàm khái niệm cần hình thành cho học sinh, kết hợp các cách trình bày miệng với sử dụng đồ dùng trực quan để tạo biểu tượng lịch sử , làm cơ sở cho việc hình thành khái niệm, kết hợp tổ chức các hoạt động học tập để phát huy tính tích cực của học sinh khi tìm hiểu các khái niệm, sử dụng bài tập lịch sử để củng cố các khái niệm.

phần nâng cao việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây:

- Mỗi giáo viên và các cấp quản lý cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn những vấn đề về lý luận và thực tiễn để thực hiện có hiệu quả việc hình thành khái niệm cho học sinh.

- Tổ chức các đợt tập huấn, hội thảo về việc hình thành khái niệm cho giáo viên, giúp giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử.

- Bộ giáo dục và Đào tạo cần có chương trình, kế hoạch đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học một cách toàn diện, đồng bộ, triệt để. Đặc biệt, chú trọng đến công tác bồi dưỡng Giáo viên để cập nhập cho giáo viên những phương pháp mới trong dạy học lịch sử, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên có thể phát huy năng lực chuyên môn, cung cấp cho giáo viên đầy đủ tài liệu để nắm vững kiến thức cơ bản góp phần vào việc hình thành khái niệm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. M. Alêcxêep- V.Onhisuc - M. Crugliăc- V Zabôtin.- X .Vecxcle (1976), Phát triển tư duy học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Thị Thế Bình (2009), “Hình thành khái niệm “Cách mạng tư sản” theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới cận đại ở trường THPT”, Luận án tiến sĩ giáo dục học.Trường ĐHSP Hà Nội.

[3]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004- 2007) môn lịch sử, Quyển 1, NXB Giáo dục, Hà Nội

[4]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004- 2007) môn lịch sử, Quyển 2, NXB Giáo dục, Hà Nội

[5] Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, NXB giáo dục, Hà Nội.

[6]. Nguyễn Hữu Chí (2002), “Các cơ sở lựa chọn phương pháp dạy học”, Tạp chí giáo dục, (số 46).

[7].Nguyễn Thị Côi (1992), “Hoạt động tư duy độc lập của học sinh trong học tập lịch sử và hiệu quả bài học lịch sử”, Thông báo khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, (số 2)

[8]. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), (1998), Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử, NXB Trường ĐHSP - ĐHQG HN, Hà Nội

[9]. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[10]. Nguyễn Thị Côi (2007), “Làm thế nào để học sinh nắm vững kiến thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (số 172 - kì 2, tr 29 – 31).

[11]. Hoàng Chúng (1988), “Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục”, NXB giáo dục, Hà Nội.

[12]. W Doran. - W Jabn (1975), Người dịch Nguyễn Trần Kiều, Hình thành biểu tượng và khái niệm trong giảng dạy địa lí, , NXB giáo dục, Hà Nội

[13]. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lí dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[14]. N.G .Đairi (1973), Người dịch Đặng Bích Hà và Nguyễn Cao Lũy ,Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?, , NXB Giáo dục, Hà Nội

[15].Vũ Cao Đàm (1996), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

[16].Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[17]. M.A Đanhiliep (Chủ biên),(1990), Lí luận dạy học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[18]. Vương Tất Đạt (1998), Lôgic học đại cương, NXB ĐHQG, Hà Nội

[19]. P Enghen (1957), Chống Đuyrrinh, NXB CTQG, Hà Nội, bản dịch tiếng Việt.

[20]. N.A Êrôphêep (1981), Lịch sử là gì?, Nxb Giáo dục, Hà Nội [21]. Đ. P Gorki (1974), Lôgic học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[22]. Đặng Văn Hồ - Trần Quốc Tuấn (2005), Bài tập lịch sử ở trường phổ thông, NXB giáo dục, Hà Nội.

[23]. Trần Bá Hoành (2007), “Những đặc trưng của PPDH tích cực”, Tạp chí Giáo dục, (số 32), tr 26 - 28.

[24]. I.F .Kharlamôp (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào? tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[25]. I.F .Kharlamôp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào? tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[26]. V.I. Lênin (1963), Bút kí triết học, NXB Sự thật, Hà Nội.

[27]. V.I .Lênin (2005), Toàn tập, Tập 38, NXB Sự thật, Hà Nội, bản dịch tiếng Việt.

[28]. Nguyễn Đình Lễ (chủ biên) (2005), Nguyễn Văn Am, Nguyễn Văn Chiến,

[29]. Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị, (1976), Phương pháp dạy - học lịch sử, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[30] . Phan Ngọc Liên - Trần Văn Trị (1976), Phương pháp dạy - học lịch sử, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[31]. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), (1987), Nhập môn sử học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [32]. Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng (Chủ biên), (1998), Phát huy tính tích

cực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở THCS, Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997 - 2000 cho giáo viên THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội. [33]. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), (1999), Phương pháp luận sử học, NXB ĐHQG,

Hà Nội.

[34]. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), (2008), Lịch sử 12, NXB Giáo dục, Hà Nội. [35]. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), (2000), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông,

NXB ĐHQG, Hà Nội.

[36]. Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi - Trần Vĩnh Tường (Đồng chủ biên), (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử,

NXB ĐHQG, Hà Nội.

[37]. Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi, (2002), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[38]. Phan Ngọc Liên - Trịnh Đình Tùng - Nguyễn Thị Côi, (2002), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2, NXB ĐHSP, Hà Nội.

[39]. Lê Khắc Nhãn - Hoàng Triều - Hoàng Trọng Hanh, (1961), Sơ thảo phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông cấp II, III, (Tập 2), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[40]. Quốc hội nước CHXH Việt Nam, Luật Giáo dục, (2005), NXB CTQG, Hà Nội.

[41]. S.N. Vinơgơrađốp và A.F.Kuzơmin, (1959), “LôGic học”, NXB Sự thật Hà Nội.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w