Thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Trang 32)

Theo quy định của pháp luật thì thủ tục16 thực hiện bảo hiểm thất nghiệp khá phức tạp . Trong thời hạn 30 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày giao kết họp đồng lao động hoặc họp đồng làm việc, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho tổ chức bảo hiểm xã hội. Khi người lao động bị mất việc thì trong thời hạn 7 ngày tính theo ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt họp đồng lao động hoặc họp đồng làm việc, người lao động phải trực tiếp đến Trưng tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm, chấm dứt họp đồng lao động hoặc họp đồng làm việc để đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn 7 ngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, họp đồng làm việc), sau đó người lao động bị thất nghiệp phải nộp đầy đủ hồ sơ 17 hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp (ngày thứ nhất trong thời hạn 15 ngày là ngày làm việc ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp). Sau khi nhận đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động Cơ quan lao động có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 20 ngày làm việc, trường họp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong trường họp người lao động có

Hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP, gồm:

a) Tờ khai cá nhân của người lao động, bao gồm các nội dung: họ và tên; giói

tính; ngày, tháng, năm

sinh; dân tộc; quốc tịch; noi cư trú; số chứng minh thư nhân dân, ngày và noi cấp; số

và ngày tháng năm giao kết

hợp đồng lao động, loại hợp đồng lao động, tiền lương hoặc tiền công đóng bảo hiểm

thất nghiệp và các khoản

phụ cấp phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, ngày có hiệu lực của hợp

đồng lao động; số sổ bảo hiểm

xã hội; thòi gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa được hường bảo hiểm

thất nghiệp; cam kết của

nguôi lao động; xác nhận của nguôi sử đụng lao động. Các nội dung của tờ khai cá

nhân nêu trên được ban hành

cùng vói mẫu Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội và do Bảo hiếm xã hội Việt Nam ban

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

quyết định được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì Giám đốc Trưng tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm xác định mức hưởng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, dự thảo Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của từng người lao động và trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động- Thưomg binh và Xã hội ký quyết định, Giám đốc Trưng tâm Giới thiệu việc làm còn có trách nhiệm tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định và nếu người lao động có nhu cầu học nghề để tìm một công việc tốt hơn, ổn định hom thì Giám đốc Trưng tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm xác định nghề, mức hỗ trợ học nghề, thời gian học nghề, nơi học nghề, dự thảo Quyết định về việc hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và trình trực tiếp Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội ký quyết định.

Những quy định về thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp nêu hên cho ta thấy được thời gian từ khi người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp đến khi hưởng trợ cấp thất nghiệp là khá dài. Điều đáng nói ở đây là người lao động bong thời gian chờ đợi giải quyết họ sẽ lấy gì để chan trãi các chi phí trong gia đình, trong thời gian này họ gặp rất nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, nếu như thời gian chi trả trợ cấp càng kéo dài thì càng gây khó khăn cho người lao động việc này sẽ làm trái lại với mục đích của bảo hiểm thất nghiệp, ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua người lao động liên tục khiếu nại với lý do không được nhận trợ cấp đúng thời gian quy định, một số trường hợp khác không tiếp tục được nhận sau tháng đầu tiên. Giải thích vấn đề này, đại diện các cơ quan thừa nhận việc chi trả chậm trễ là khách quan, do quá trình giải quyết hồ sơ quá tải dẫn đến không đúng tiến độ, mặt khác, danh sách người lao động ngừng trợ cấp và hưởng mới hằng tháng đều có sự thay đổi nên có sai sót trong quá trình chi trả. Bên cạnh đó, còn có một hạn chế hết sức quan trọng liên quan dến quyền lợi của người lao động bị mất việc làm, người lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng có được giải quyết không là một chuyện, cuộc sống họ sẽ ra sao khi không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thực tế thì tỷ lệ giữa người nộp hồ sơ xin hưởng và người được hưởng trợ cấp thất nghiệp tương đối cao nhưng chưa triệt để. Công tác tư vấn giới thiệu việc làm chưa thực sự phát huy vai trò của mình, trong năm 2010 ở tỉnh Bình Phước chưa có người nào được giới thiệu việc làm và hổ trợ học nghề cho người lao động bị mất việc. Điều ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi chế độ trợ cấp thất nghiệp đó là quy định bắt buộc người lao động phải đăng ký thất nghiệp ở Trung tâm giới thiệu việc làm gây khó khăn cho người lao động vì họ không có thời gian để đi đăng ký, với lại họ nghỉ thay vì mất thời gian đi đăng ký và đợi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì họ chạy đi tìm

18 Điệu 34 NĐ 127/CP ngày 12/12/2008

19 Điểm b khoản 2 Điều 9

Thông tư 32/TT-

BLĐTBXH

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

việc làm mới, bởi vì đa số người lao động thường muốn nhanh chóng giải quyết khó khăn trước mắt khi họ bị thất nghiệp.

Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp người lao động nghỉ việc hoặc bị đom phưomg chấm dứt hợp đồng, bị thôi việc nhưng doanh nghiệp không ra quyết định thôi việc và cũng không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho lao động, dĩ nhiên người lao động buộc phải chờ đợi và có thể bị quá thời gian đăng ký bảo hiểm thất nghiệp trong vòng 7 ngày sau khi mất việc. Song, việc chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp cho người lao động cũng gặp không ít khó khăn, nhiều lao động mất việc đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, họ được ngân hàng thông báo đã có tiền trợ cấp thất nghiệp trong tài khoản nhưng lao động vẫn không được cấp thẻ để rút tiền. Theo thống kê của cơ quan bảo hiểm xã hội Thảnh phố Hồ Chí Minh đã có 478 người rơi vào tình trạng này. Theo đó, khi có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội mới chuyển qua ngân hàng để chuyển tiền cho người thất nghiệp. Để khắc phục tình trạng này Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đã linh động chuyển danh sách những người đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp cho ngân hàng để chuyển tiền trước. Nhưng do người thất nghiệp chưa có quyết định hưởng trợ cấp nên cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện không có cơ sở để giao thẻ ATM cùng các giấy tờ liên quan để họ tới ngân hàng nhận tiền theo thông báo. Như vậy người lao động thất nghiệp buộc phải chờ nhận quyết định hưởng trợ cấp rồi mới đến bảo hiểm xã hội nhận thẻ ATM để được rút tiền. Trước khi nhận quyết định, người thất nghiệp còn phải chờ thêm 3 ngày để bảo hiểm xã hội chuyển tiền vào tài khoản. Trong lúc người lao động đang khó khăn như thế,thì việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cứ kéo dài vì thủ tục phức tạp như thế là vô tình ta đã đẩy người lao động vào ngõ cụt.

Quy định về thời gian đăng ký và hoàn tất hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp là điều đáng băn khoăn vì người lao động có 7 ngày để đăng ký mất việc18, và trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký phải hoàn tất hồ sơ19. Đúng theo luật thì từ ngày 16 trở đi người lao động chính thức được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Nhưng thực tế, để có thể hoàn tất việc xét duyệt, cơ quan lao động cần thêm 5 ngày. Như vậy, đến ngày 20 sau khi đãng ký, người lao động sẽ được hưởng khoản tiền này. Thêm vào đó là quy định, người lao động chỉ được hưởng trợ cấp nếu thời gian mất việc là từ 15 ngày trở lên; tức là sau khi có quyết định thôi việc, trong thời gian 15 ngày, người lao động chưa tìm được việc làm mới thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì vậy, người lao động sau khi đã đăng ký mất việc, nhưng ừong 15 ngày tiếp theo đã tìm được việc làm

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

mới và có hợp đồng thử việc thì xem như không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Điều này cũng phát sinh trường hợp nhiều lao động xin doanh nghiệp mới chậm ký hợp đồng lao động để được hưởng trợ cấp; cũng có nhiều công ty chỉ ký hợp đồng sau khi thử việc 1 tháng, nên có tình trạng người lao động đã có việc làm mới vẫn được nhận trợ cấp. Đây là điều bất cập nhưng giấy tờ vẫn là hợp lệ nên không thể ngưng chi ừả trợ cấp cho người lao động được.

Thêm khó khăn nữa cho người lao động là một số doanh nghiệp không phổ biến về khoản trợ cấp này cho người lao động, nên nhiều người khi biết thì đã quá hạn đăng ký. Đe giải quyết, người lao động phải giải trình và có sự xác nhận của doanh nghiệp mà không phải doanh nghiệp nào cũng chấp thuận giải quyết. Hơn thế nữa, nhiều người lao động khi làm thủ tục đăng ký mất việc mới rõ là doanh nghiệp không đóng bất cứ khoản bảo hiểm nào cho họ. Do đó, quyền lợi của họ là không hề có. Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn nợ đọng bảo hiểm xã hội, khiến cho cơ quan bảo hiểm không chốt sổ được, cũng ảnh hưởng nhiều đến việc nhận trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Nhìn chung, các quy định về thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp khá vòng vo, phức tạp gây khó khăn nhiều cho người lao động, hơn nữa lao động nước ta thường có trình độ rất thấp nên khó tiếp thủ tục phức tạp như thế, khiến nhân viên hướng dẫn hồ sơ phải mất nhiều thời gian giải thích cho người lao động hiểu rõ. Điều này khiến cho nhiều lao động phải đi lại nhiều lần và một số điểm tiếp nhận hồ sơ bị quá tải. vì đây là một quy định mới ở Việt Nam nên có rất ít văn bản hướng dẫn thi hành nên các cơ quan có ưách nhiệm thi hành cũng chưa đưa ra những biện pháp và cách thức thống nhất để áp dụng quy định về bảo hiểm thất nghiệp một cách có hiệu quả nhất. Ở khu vực Đông Nam Á chỉ có Việt Nam và Thái Lan là hai nước tiên phong triển khai thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Nước ta tuy chưa hoàn thiện hệ thống quy định về lĩnh vực này nhưng cũng đạt một kết quả khả quan, làm tiền đề cho sự phát triển của hệ thống an sinh xã hội.

Để giải quyết những bất cập này theo bà Trịnh Thị Quỳnh Chi, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm TPHCM kiến nghị thì cần có sự phối hợp giữa cơ quan lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp, và bản thân người lao động. Việc đưa ra các hình phạt để răn đe doanh nghiệp là điều cần thiết, nên cơ quan lao động cần thực hiện nghiêm. Bên cạnh đó, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng cần đẩy nhanh quá trình khởi kiện doanh nghiệp không nộp bảo hiểm xã hội để quyền lợi người lao động không bị ảnh hưởng.20 Đại diện Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai

http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx ?NewsID=4674

20 Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội 2006, Điều 15 Nghị định 127/CP ngày 12/12/2008, Thông tư 32/TT-

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

thì kiến nghị cho phép giám đốc trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh được ký quyết định cho hưởng trợ cấp thất nghiệp thay cho giám đốc Sở LĐ-TB-XH như hiện nay. Ngoài ra, đề nghị xử lý nghiêm khắc những cơ quan, doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ BHTN làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ

2.1.3 Điều kiện để ngườỉ lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Không phải tất cả người lao động bị mất việc đều được hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà họ phải có những điều kiện 20 21 nhất định, do pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp quy định thì mới được hưởng bảo hiểm thất nghiệp: người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt họp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật (Tháng đỏng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 1 ngày trong tháng đó). Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động. Do bảo hiểm thất nghiệp thay thế trợ cấp thôi việc nên ta thấy 3 điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp nói trên có lợi cho người lao động, thay vì trước kia khi bảo hiểm thất nghiệp chưa ra đời, người lao động nghỉ việc do lỗi của người lao động thì được hưởng trợ cấp thôi việc theo Điều 42 Bộ luật lao động 1994, sửa đổi ,bổ sung 2002,2006,2007: Khi chấm dứt họp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ 1 năm ừở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có và không thuộc các trường họp quy định tại Điểm a và b khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động 199422. Với quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay thì người lao động mất việc với bất cứ lý do gì nếu đủ các điều kiện nêu trên thì vẫn được hưởng trợ cấp thất

BLĐTBXH ngay 25/10/2010

22

điêm a và thêm b khoản 1 Điêu 85 của Bộ luật lao động 1- Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh

hoặc có hành vi khác gây

23 Khoản 1,2 Điều 25 Nghị đinh 127/CP ngày 12/12/2008

24 Khoản 2 Điều 16 Nghị

đinh 127/CP ngày

12/12/2008;

25 Khoản 2 Điều 82 Luât Bào

hiểm xã hội 2006

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

nghiệp, về việc này ta nên học hỏi pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ở Mỹ về điều kiện huởng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động mất việc là không do lỗi của người lao động . Với những quy định lõng lẽo như vậy thì người lao động sẽ xem thường các hình thức kỷ luật sa thải được quy định tại Điều 85 Bộ luật lao động 1994 (sửa đổi ,bổ sung 2002,2006,2007) vì nếu người lao động vi phạm các quy định tại Điểm a,b khoản 1 điều này bị người sử dụng lao động sa thải thì họ vẫn có thể hưởng trợ cấp thất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w