Một số kiến nghị về bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Trang 47 - 50)

Trước hết, cần nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động về trách nhiệm của họ, đồng thời cũng phải tuyên truyền để người lao động được biết tự bảo vệ quyền lợi của minh bằng cách yêu cầu chủ sử dụng lao động phải thực hiện đúng theo quy định. Hom nữa, nên tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người lao động của tổ chức công đoàn và cần kết hợp với các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để các bên thực hiện các quy định này. Ngoài ra, cần giao trách nhiệm cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan lao động và các cơ quan có liên quan triển khai tuyên truyền, phổ biến với nhiều hình thức phù hợp về chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội đối với người sử dụng lao động, người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn. Trong đó cần tập trung tuyên truyền và phổ biến về đối tượng thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Song song với việc tuyên truyền cho người lao động về bảo hiểm thất nghiệp, chúng ta phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm thất nghiệp theo hướng bảo vệ quyền lợi tối ưu nhất cho người lao động.

Tiếp theo, chúng ta nên tiếp thu một cách có chọn lọc những hệ thống bảo hiểm thất nghiệp được coi là tiến bộ trên thế giới, ừên cơ sở xem xét điều kiện kinh tế xã hội của đất nước có thích hợp không. Chẳng hạn như, hệ thống pháp luật bảo hiểm thất nghiệp của Thụy Điển quy định về đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không chỉ có người lao động mà còn có người sử dụng lao động, nên chăng, ta nên dành cho người sử dụng lao động chế độ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp với những điều kiện hưởng nhất định. Quy định của Mỹ cũng có điểm ta cần xem xét để áp dụng là người lao động khi mất việc ngoài khoản tiền nhận được từ trợ cấp thất nghiệp như quy định có thể nhận được một khoản trợ cấp xã hội khác đối với những trường hợp đặc biệt khó khăn, để có nguồn kinh phí thực hiện chính sách này ta có thể mở rộng thêm đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhằm thu hút nguồn quỹ giàu mạnh kết hợp với việc trích kinh phí cho bảo hiểm thất nghiệp từ các nguồn khác nhau nhưng không

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

được chồng chéo lên nhau và không nên lấy bảo hiểm thất nghiệp thay thế trợ cấp thôi việc hay trợ cấp mất việc.

Việc ban hành một bộ luật riêng biệt về bảo hiểm thất nghiệp là một điều cũng rất cần thiết. Trong đó, quy định chi tiết hom về đối tượng tham gia không nên hạn chế như quy định ở Điều 2 Nghị định 127/CP ngày 12/12/2008, về nguồn hình thành quỹ nên quy định nhiều nguồn khác nhau.. .Bên cạnh đó, Nhà nước phải vạch ra một chính sách giải quyết việc làm phù họp, làm sao để nhanh chóng đưa người bị thất nghiệp gia nhập lại với thị trường lao động và phải có những biện pháp chế tài đủ manh để xử lý các trường họp không đóng, đóng không đúng mức quy định và chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng động nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Sau cùng là, Nhà nước nên tăng cường mở các trung tâm tư vấn, đào tạo và giới thiệu việc làm cho người lao động, đồng thời cũng phải vạch ra những kế hoạch cụ thể để các trung tâm hoạt động có hiệu quả. Không ngừng cập nhật thông tin về các ngành nghề mà thị trường lao động đang cần nhiều lao động nhằm kịp thời đào tạo cho người lao động, đây cũng là một giải pháp tốt để người lao động nhanh chóng trở về với thị trường lao động.

về đối tượng tham gia được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 127/CP

ngày 12/12/2008 “ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp ” cần sửa đổi: Đối tượng tham gia bảo hiểm là người lao động làm thuê không phân biệt khu vực làm việc trong hay ngoài nhà nước, kể cả lao động ở nông thôn và những người lao động tự do,nếu có thể ta mở rộng cho cả người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong những điều kiện cụ thể.

Quy định về quyền của người sử dụng lao động tai Điều 9 Nghị định 127/CP ngày 12/12/2008 cần bổ sung: Quyền được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi họ kinh doanh thua lỗ và bị phá sản. Đối với mức trợ cấp thất nghiệp quy định ở Điều 82 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 nên bổ sung mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp thấp nhất cũng bằng mức lương tối thiểu chung do chính phủ quy định, khi hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động có lý do chính đáng về việc tìm việc làm của minh mà người đó chứng minh được mình đang thực sự khó khăn, không có một khoản thu nhập nào ngoài tiền trợ cấp thất nghiệp thì ta nên xét cho họ được hưởng trợ cấp thêm một khoản thời gian nhất định nữa để họ có thêm thời gian ổn định cuộc sống, bên cạnh đỏ, ta nên cỏ những chính sách đặc biệt để giải quyết việc làm cho những trường họp này.

Tiếp theo, là về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 cần bổ sung thêm điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp là: Người lao động mất việc không do lỗi của họ, vì quy định này sẽ siết chặt người lao động không

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

cho họ lợi dụng sơ hở này để tìm cách bị mất việc nhằm được hưởng trợ cấp thất nghiệp và cũng nhằm giúp cho người sử dụng lao động dể quản lý nhân viên mình hơn.

Việc thông báo cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt họp đồng lao động hoặc họp đồng làm việc theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 127/CP ngày 12/12/2008 nên giao lại cho công đoàn nơi người lao động bị mất việc làm việc, vì khi rơi vào tình trạng thất nghiệp người lao động chỉ lo đi tìm việc mới nhằm nhanh chóng ổn định cuộc sống của mình, nhiều khi họ không nhớ tới việc đi đăng ký cho cơ quan lao động, chưa kể những trường họp không biết quy định này.

Vì do đây là một quy định mới được triển khai thực hiện ở Việt Nam nên bảo hiểm thất nghiệp không tránh khỏi những vướng mắc và khó khăn khi áp dụng vào thực tế, thêm vào đó là sự diễn biến khá phức tạp của tình hình thất nghiệp trong sự thay đổi của đất nước. Điều này đòi hỏi bảo hiểm thất nghiệp phải nhanh chóng hoàn thiện để phù họp với sự phát triển của kinh tế xã hội nước ta và phát huy vai trò quan trọng của bảo hiểm thất nghiệp. Vì sự cần thiết của bảo hiểm thất nghiệp đối với xã hội nên Đảng và Nhà nước cần sớm nhận ra những khó khăn mà bảo hiểm thất nghiệp đang vướng phải để kịp thời sửa đổi, bổ sung và ban hành hệ thống vãn bản hướng dẫn những quy định về bảo hiểm thất nghiệp. Có như vậy, mới sớm hoàn thiện hệ thông bảo hiểm thất nghiệp mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động, củng cố hệ thống an sinh xã hội và góp phần ổn định đời sống kinh tế - chính trị-xã hội ở nước ta, Việt Nam có thể khẳng định vị trí của mình ừên thị trường lao động quốc tế trong thời kỳ hội nhập.

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định, bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ rất cần thiết cho người lao động trong nền kinh tế thị trường, vì nó không những đảm bảo cuộc sống của chính người lao động khi bị mất việc mà nó còn chia sẻ rủi ro giữa những người lao động đang làm việc với những người bị mất việc. Bảo hiểm thất nghiệp với nhiều chế độ ưu đãi cho người lao động, ngoài khoản tiền trợ cấp thất nghiệp còn có hỗ trợ về đào tạo và giới thiệu việc làm đã giúp cho người lao động nhanh chóng trở lại thị trường lao động. Đặc biệt, bảo hiểm thất nghiệp đã thể hiện được bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa “ Nhà nước là của dân, do dân và vì dân ” điều này được ghi nhận tại Điều 2 Hiến pháp 1992. Tuy vậy, bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn nhiều bất cập cần có nhiều giải pháp và kiến nghị hom nữa để hoàn thiện các quy định này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w