c. Quyền và trách nhiệm của các cơ quan Lao động trong việc thực thi và quản lý bảo hiểm thất nghiệp
2.1.9 Tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trên thực tế
Ngày 5/01/2011, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2011 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, ông Nguyễn Đại Đồng- Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, sau 2 năm triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tới nay hoạt động thu và chi trả bảo hiểm thất nghiệp đã đạt được những kết quả rất khả quan: Tổng quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã đạt hơn 7.800 tỷ đồng, trong đó, chỉ riêng trong năm 2010, mức thu bảo hiểm thất nghiệp đã đạt 4.800 tỷ đồng. Tổng số người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 6,6 triệu người. Ngoài ra, đang có tới 190.000 người tiếp tục đăng ký tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 156.000 người đã có quyết định được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. “Đây là con số vượt cả mong muốn của chúng ta, lượng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn vượt cả dự kiến”- ông Đồng vui mừng chia sẻ. Ông cũng cho biết, hiện ở khu vực Đông Nam Á, chỉ có 2 nước đang triển khai được chính sách bảo hiểm thất nghiệp là Việt Nam và Thái Lan song ở Thái Lan đã không thành công, trong khi đó ở Việt Nam lại mở ra những tín hiệu tốt. Cùng với thu, việc chi trả bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để có cơ hội tìm kiếm việc làm cũng đang
Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động
được triển khai. Tính tới ngày 31-12-2010, quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã chi trả khoảng 550 tỷ đồng.
Theo Trung tâm giới thiệu việc làm (Sở LĐTBXH cần Thơ), Quý 1/2011 toàn thành phố có gần 645 lao động đến đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, Trong đó: 380 người đã được xét duyệt, có quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp; trên 20 người được tư vấn việc làm, 5 lao động được hỗ trợ học nghề. Cùng thời gian, tổng đài 1088 do Trung tâm giới thiệu việc làm và ngành bưu điện phối hợp tổ chức đã tư vấn cho gần 1.300 lượt lao động về việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động, chính sách và thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.