Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Trang 41 - 45)

Đây là phần nội dung của quan hệ pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, quy định cụ thể những quyền mà các chủ thể đương nhiên được hưởng, song song đó là những nghĩa vụ mà các chủ thể phải thực hiện khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Mỗi chủ thể khác nhau thì có những quyền và những nghĩa vụ khác nhau theo quy định của pháp luật.

a Người lao động

Trong quan hệ pháp luật bảo hiểm thất nghiệp, người lao động là chủ thể chính vì mọi quyền lợi đều hướng về người lao động, bảo hiểm thất nghiệp ra đời cũng chỉ vì quyền lợi của người lao động. Người lao động được xác nhận đầy đủ về đóng bảo hiểm thất nghiệp trong số Bảo hiểm xã hội, được nhận lại sổ Bảo hiểm xã hội khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt họp đồng lao động hoặc họp đồng làm việc, được hưởng đày đủ, kịp thời chế độ bảo hiểm thất nghiệp, được ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp thất nghiệp hằng tháng, có quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp; yêu cầu cơ quan lao động, tổ chức Bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, một quyền cơ bản nhất đó là quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền khi người sử dụng lao động, cơ quan lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm các quy định về bảo hiểm thất nghiệp và các quyền khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh với các quyền trên là các nghĩa vụ mà người lao động phải thực hiện, đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ, thực hiện quy định về việc lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo quản, sử dụng Sổ Bảo hiểm xã hội quy định, đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt họp đồng lao động hoặc họp đồng làm việc và hằng tháng thông báo với cơ quan lao động về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp 30.

Nhưng trên thực tế thì quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đỏng bảo hiểm thất nghiệp; yêu cầu cơ quan lao động, tổ chức Bảo hiểm xã hội

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

cung cấp thông tin liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp và quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền khi người sử dụng lao động, cơ quan lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm các quy định về bảo hiểm thất nghiệp chưa được thực thi đúng quy định, có khi người lao đông không quan tâm hoặc không biết đến bảo hiểm thất nghiệp, thực tế họ có tham gia bảo hiểm thất nghiệp không họ còn chưa xác định được, là do bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm bắt buộc nên người sử dụng lao động đóng bảo hiểm luôn cho người lao động rồi trừ lương hàng tháng, người lao động không trực tiếp đóng nên không biết nhiều đến bảo hiểm thất nghiệp là điều tất nhiên. Hơn nữa chưa cỏ 1 văn bản cụ thể nào quy định các biện pháp chế tài khi có vi phạm, điều này làm cho các doanh nghiệp trốn nghĩa vụ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

b. Người sử dụng lao động

Như người lao động người sử dụng lao động cũng có một số quyền và trách nhiệm31 khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, khác với người lao động là người sử dụng lao động chỉ là chủ thể tham gia nhưng không phải là chủ thể hưởng thụ, quy định trên thể hiện rõ tại Điều 9 và 10 Nghị định 127/CP ngày 12//12/2008: Người sử dụng lao động có quyền từ chối thực hiện các yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, khiếu nại, tố cáo với cơ quan có thẩm quyền khi người lao động, cơ quan lao động, tổ chức Bảo hiểm xã hội có hành vi vi phạm các quy định về bảo hiểm thất nghiệp và các quyền khác theo quy định của pháp luật. Song song, với các quyền trên là một số nghĩa vụ cơ bản: Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ và đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội, bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động ừong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị, thực hiện đúng quy định về việc lập hồ sơ để người lao động đóng và hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước cỏ thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp, cung cấp các văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định này cho người lao động để hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người sử dụng lao động chỉ có nghĩa vụ đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động hưởng thụ mà không có quyền hưởng thụ, ta thấy quy định nay không

Điều 9. Quyền của người sử dụng lao động về bảo hiểm thất nghiệp theo

Điều 17 Luật Bảo hiểm xã

hội

Điều 10. Trách nhiệm của nguôi sử dụng lao động về bào hiểm thất nghiệp theo Điều 18 Luật Bảo hiểm

32 Điều 11 và 12 Nghi điiĩửỹ 127/CPngày 12/12/2008

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

công bằng, bởi nếu người sử dụng lao động khi rơi tình trạng phá sản họ cũng như bao người thất nghiệp khác, phải đối đầu với những khó khăn trước mắt nhưng tại sao họ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vì thấy trách nhiệm nhiều hơn quyền lợi nên người sử dụng lao động thường trốn tránh trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp hoặc đóng không đúng mức quy định, điều này ảnh hưởng nhiều tới nguồn hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp làm cho hoạt động bảo hiểm không phát huy được vai trò đích thực của nó. Ta nên tiếp thu pháp luật của Thụy Điển trong vấn đề này, các nhà làm luật của Thụy Điển đã không phân biệt giữa người sử dụng lao động và người lao động trong việc tham gia và hưởng bảo hiểm thất nghiệp vĩ họ cho rằng ai cũng cần được bảo hộ và được giúp đỡ lúc khó khăn.

c. Quyền và trách nhiệm của các cơ quan Lao động trong việc thực thi và quản lý bảo hiểm thất nghiệp

Cơ quan lao động: Nghị đinh 127/CP đã quy định cụ thể và khá đầy đủ quyền và

trách nhiệm32 của các cơ quan lao động, các cơ quan lao động được nhà nước trao cho một số quyền cơ bản như: Từ chối yêu cầu hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và các quyền khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh những quyền đó là một số trách nhiệm mà cơ quan lao động phải đảm nhận thực hiện: Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, tổ chức tiếp nhập hồ sơ và giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, tổ chức thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về thủ tục thực hiện bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu, cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, lưu trữ hồ sơ về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ về bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện họp

ST T

Nội dung Số lượng

1 Số người đăng ký thất nghiệp (người) 99

2

Số người nộp hồ sơ hưởng BHTN/hgưòị) 174

Tổng 99

< 24 tuổi 4

Nam 25-40 tuổi 23

3 Số người có quyết định hưởngBHTN hàng tháng >40 tuổi 16

< 24 tuổi 14

Nữ 25-40 tuổi 26

>40 tuổi 16 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4

Số người có quyết định hưởng BHTN 1 lần (người) 1

5 Số người chuyển hưởng BHTN (người) 5

34

http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/52551/language/vi- VN/Default.aspx?seo=So-lieu-Bao-hiem-that-nghiep-thang-02/2011-cua-tinh-

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

tác quốc tế và tham gia nghiên cứu khoa học về bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Nhưng thực tế thì các quy định này chưa được thực thi vì rất nhiều nguyên nhân như bảo hiểm thất nghiệp là một mảng khá mới nên chưa được các cơ quan chức năng quan tâm nhiều, bên cạnh đó là nó chưa có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, chưa có biện pháp chế tài khi vi phạm hoặc các cơ quan chức năng không thực hiện trách nhiệm của mình và sau cùng là vì nó mới nên các quy định thường chồng chéo dẫn đến các cơ quan lao động thường đùn đấy hách nhiệm cho nhau nên việc thực thi luôn bị trì trệ gây khó khăn cho người lao động, cụ thể là theo quy định thì sau 15 ngày đăng ký mất việc, người lao động phải chốt được sổ bảo hiểm để nộp cho sở Lao động- Thương binh và Xã hội, nhưng doanh nghiệp không chốt số được là do doanh nghiệp còn nợ bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm thất nghiệp, nhiều doanh nghiệp chậm đóng không phải là do nguyên nhân khách quan mà do họ cố tình đóng chậm vì họ thấy được mức phạt do chậm đóng thấp hơn lãi suất ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp chấp nhận đóng phạt. Vì thế chúng ta nên nâng cao mức phạt lên để các chủ doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện việc đóng bảo hiểm và để tránh tình trạng chủ doanh nghiệp có lỗi mà người lao động bị chế tài, vì nếu doanh nghiệp đóng bảo hiểm hể thì người lao động khi bị thất nghiệp không được chốt sổ bảo hiểm xã hội để làm hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong khi đó người lao động thì đóng bảo hiểm đày đủ. Đẻ khắc phục tình trạng này, cơ quan liên quan vẫn làm thủ tục chốt sổ và công nhận Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, đồng thời có chế tài để cơ quan bảo hiểm địa phương được phạt hành chính hoặc có cơ chế ra lệnh trích tài khoản của doanh nghiệp để đóng Bảo hiểm thất nghiệp thì mới có thể buộc các doanh nghiệp thực hiện tốt và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

2.1.7 Nguồn hình thành và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của bảo hiểm thất nghiệp, việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp trên thực tế có hiệu quả không phụ thuộc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Khi có nguồn quỹ manh thì bảo hiểm thất nghiệp mới phát huy hết vai trò của mình trong việc giải quyết thực trạng thất nghiệp nhằm hướng tới phát triển kinh tế đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân lao động. Theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội quỹ bảo hiểm thất nghiệp hình thành từ các nguồn cơ bản sau: Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động đóng bằng 1 % quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi

GVHD:Nguyễn Ánh Minh Trang 47 SVTH:Đào Trần Thúy Hằng

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

năm chuyển 1 lần, tiền sinh lời của hoạt động đầu tu từ quỹ và các nguồn thu hợp pháp khác. Việc sử dụng quỹ được nhà nước quản lý rất chặt chẽ, có mục đích sử dụng cụ thể theo quy định của pháp luật như: Trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp, chi phí quản lý, đàu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 96 và Điều 97 của Luật bảo hiểm xã hội 33, quy định là vậy nhưng trên thực tế quỹ đa số chỉ sử dụng trong việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và đàu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ vào những lĩnh vực an toàn. Theo các báo cáo về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp của Bộ Lao động, Thưomg binh và Xã hội, cụ thể là báo cáo về tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Bến Tre tháng 2/2011 34:

Ben-Tre

6 Số người nhận chuyển hưởng BHTN (người) 80

7 Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm. (người) 84 Trong đó: So người được giới thiệu việc làm (người) 0

8 Số người được hỗ trợ học nghề (người) 0

9 Số người tạm dừng hưởng BHTN (người) 0

10 Số người chấm dứt hưởng BHTN (người) 167

11 Số người tiếp tục hưởng BHTN (người) 0

12

Số tiền chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ ừợ học nghề theo Quyết định

(triệu đồng). 296.844.240

Trong đó: Chi trợ cẩp thất nghiệp (triệu đồng): 296.844.240

GVHD:Nguyễn Ánh Minh Trang 48 SVTH:Đào Trần Thúy Hằng

Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Từ bản số liệu trên ta thấy chỉ đề cập đến việc chi trợ cấp thất nghiệp, còn chi cho việc hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm và bảo hiểm y tế hầu nhu là không có. Vậy cá cơ quan chức năng đã và sẽ làm gì với khoản tiền dành cho các khoản chi đó? Đây là một câu hỏi của những người lao động luôn muốn tìm câu trả lời mà không biết hỏi ai.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp của việc áp dụng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Trang 41 - 45)