Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cảng SIHANOUKVILLE (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CẢNG

3.4. GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

3.4.2 Nội dung giải pháp

3.4.2.1. Đào tạo lao động sẵn có

Vấn đề đào tạo và củng cố nghiệp vụ cho người lao động là vấn đề sống còn đối với mọi xí nghiệp cảng. Tuy nhiên nhiều mặt của công tác này không thuộc phạm vi trách nhiệm của cảng. Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, các phương tiện thiết bị của cảng thường xuyên đổi mới đồng thời vấn đề tổ chức và quản lý sản xuất cũng phải thường xuyên thay đổi theo cho phù hợp. Với lực lượng sẵn có để đáp ứng yêu cầu sản xuất mới (công nghệ mới) thì công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công nhân của cảng là rất cần thiết. Bởi vì lao động có thể tổ chức thực sự khoa học. Sức lao động và tư liệu lao động chỉ có thể sử dụng hợp lý nếu quan tâm đến những yêu cầu cao hơn đối với trình độ nghiệp vụ của công nhân. Người công nhân không có kiến thức sâu rộng thì không thể nắm được kỹ thuật hiện đại, phức tạp. Lao động của công nhân trong quá trình này có tính sáng tạo nhiều hơn do đó yêu cầu công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và lý luận càng phải được chú ý hơn, tập trung đi vào chiều sâu chất lượng. Đó là điều kiện quan trọng nhất đế phát triển hơn nữa và hoàn thiện toàn bộ quá trình sản xuất.

™ Đào tạo các nhà quản lý:

Các nhà quản lý với tư cách là bộ não của một cơ thể sống phải được đào tạo và rèn luyện để có đầy đủ trí tuệ và bản lĩnh trong điều hành. Việc đào tạo rất chuyên sâu về chuyên ngành nhất định, và phải được đào tạo và bồi dưỡng rất kỹ các nguyên lý cơ bản của công tác lãnh đạo, các tri thức về quản lý kinh tế, quản lý con người.

Bồi dưỡng các nhà quản lý có nghệ thuật quan tâm đến con người, biết tổ chức hoạt động phối hợp trong đội ngũ công nhân viên chức và biết tổ chức các mối quan hệ giữa người với người để tổ chức hợp tác lao động có hiệu quả. Quá

trình bồi dưỡng tiến hành trên lý thuyết và từ thực tế sống động và cụ thể trong đơn vị mình. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề khoa học quản lý để nghiên cứu, học tập, rút kinh nghiệm. Từ thực tế các cuộc thực nghiệm tự nhiên trong sản xuất mà rút đúc, nâng cao bổ sung các lĩnh vực tri thức phong phú hơn và tác động trở lại với hoạt động sản xuất nhiều hơn.

Đào tạo các nhà quản lý giỏi về ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu quản lý, giao dịch, tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới.

Mỗi nhà quản lý giỏi về ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu quản lý, giao dịch, tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới.

Mỗi nhà quản lý phải có nghệ thuật sử dụng, dùng người, biết khai thác khả năng tiềm ẩn mô đá quý của mỗi con người vì bất cứ ai cũng có một bẩm năng, một năng lực nhất định nào đó. Vấn đề là biết khai thác những vốn đá quý ấy ở mỗi con người như thế nào.

™ Đào tạo công nhân lành nghề:

• Đào tạo lúc mới nhận việc:

Mục tiêu giúp nhân viên làm quen với môi trường hoạt động hoàn toàn mới mẻ đối với họ, tạo tâm trạng thoải mái, yên tâm trong ngày đầu tiên làm việc.

Nội dung đào tạo đề cập đến lịch sử phát triển của công ty, mục tiêu hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của công ty, vai trò chức năng mà nhân viên mới đảm nhận đối với toàn bộ hoạt động của công ty, các chính sách, quy định về lề lối, giờ giấc làm việc, và những quyền lợi mà nhân viên được hưởng, công tác an toàn sản xuất.

• Đào tạo trong lúc làm việc:

Công nhân vừa làm vừa học được áp dụng khi nội dung đào tạo về nghiệp vụ kỹ thuật, có thể áp dụng nhiều phương pháp:

Phương pháp luân chuyển: là nhân viên sẽ được luân chuyển qua nhiều chức danh công việc khác nhau trong một khoảng thời gian để nhằm hiểu biết tổng quát về các công việc có liên quan.

Phương pháp thực tập: Vừa tập làm việc thực tế, vừa theo học bài giảng trong lớp. Aùp dụng nhiều trong cảng đối với đào tạo công nhân tiếp nhận công nghệ, thiết bị mới.

Phương pháp thực hành là đào tạo theo kèm cặp trực tiếp của nhân viên có trình độ qua việc làm cụ thể. Phương pháp này nhằm đào tạo truyền đạt kinh nghiệm kỹ xảo nghề nghiệp cho công nhân.

• Đào tạo trong lúc làm việc trong tương lai:

Việc đào tạo cho nhu cầu tương lai để chuẩn bị đội ngũ các nhà quản trị kế cận, nhân viên cho việc tiếp nhận công nghệ mới tiên tiến và việc phát triển mở rộng sản xuất.

ắ Mục tiờu: Cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để cỏc nhà quản trị đương chức làm tốt công việc hiện tại và chuẩn bị cho họ làm tốt công vieọc tửụng lai.

ắ Nội dung: Đào tạo chuyờn mụn nhưng chỳ ý nhiều đến kỹ năng tư duy và kỹ năng nhân sự đối với các nhà quản trị.

3.4.2.2 Tuyển dụng lao động mới

Aùp dụng phương pháp tuyển chọn tiên tiến.

Để phục vụ cho việc tuyển người được chính xác, công ty dựa vào phương châm cơ bản:

• Chỉ tuyển vào đội ngũ của công ty những người có đầu óc linh hoạt, nhạy bén và nhanh nhẹn. Trong cuộc sống xã hội phức tạp và biến đổi không ngừng nhất là trong nền kinh tế thị trường và trong môi trường kinh doanh dịch vụ cảng thì sự thay đổi có thể tính từng giờ, từng phút cho nên chỉ có những

người có nếp tư duy và tác phong làm việc linh hoạt, nhanh nhẹn, nhạy bén…

mới có thể thay đổi cách ứng xử theo kịp sự phát triển của tình hình.

Đối với dịch vụ cảng xếp dỡ, kiến thức của một nhân viên rất quan trọng nhưng vẫn có thể đào tạo được, còn sự linh hoạt, nhạy bén… thì không phải dễ đào tạo và nó thuộc về tư chất riêng tư của từng người. Đây là cái mà cảng cần nhất ở những người được tuyển.

• Người được tuyển phải biết làm việc, công tác với đồng nghiệp trên tinh thần đồng đội. Ta quan niệm rằng các nhân tất là người được mọi người xung quanh hài lòng. Nguyên tắc khi chọn chỉ tuyển những người biết cách hòa mình vào tập thể, sống hòa hợp với mọi người và biết cách hợp tác trên tinh thần đồng đội nhằm tránh gây xung đột, mâu thuẫn trong tập thể, tạo sức mạnh của tinh thần đồng đội.

• Cảng cần duy trì nghiêm ngặt các tiêu chuẩn tuyển dụng, quy trình tuyển dụng cho từng ngành nghề của công ty, trải qua nhiều vòng phỏng vấn kỹ lưỡng nên chỉ những người đủ tiêu chuẩn, phù hợp với mục đích đề ra của cảng mới có thể được tuyển dụng.

Bãi bỏ chế độ tuyển dụng nặng về giải quyết chính sách.

™ Nền kinh tế của nước Campuchia đã chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Trong quá trình đó, cùng với sự đổi mới trong chủ trương, đường lối và chính sách kinh tế, quản lý xã hội, trong đó có vấn đề quản lý các nguồn nhân lực, coi đây là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả của mọi hoạt động tại các đơn vị, tổ chức cơ sở, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất dịch vụ.

Tại cảng Sihanoukville, từ khi thành lập đến nay, việc tuyển dụng lao động vẫn nặng về giải quyết theo chính sách của chính phủ, ưu tiên cho con công nhân làm việc tại cảng, lúc khi cha mẹ đã chết công việc đó sẽ chuyển sang con.

Do vậy, việc đào tào lại lao động sẵn có và áp dụng triệt để một quy tắc tuyển dụng là rất cần thiết nếu công ty muốn ổn định lâu dài. Việc tuyển chọn con người hợp lý sẽ đem lại một tài sản vôgiá cho doanh nghiệp. Mỗi con người tại mọi vị trí, họ làm việc tốt sẽ đóng góp một phần quan trọng vào việc xác định thành tích hoặc thất bại của tổ chức. Trên thực tế, việc lựa chọn giữ được những người tốt tại mỗi cương vị chắc chắn sẽ tạo ra một vài tài năng bao gồm các đặc trưng về quản lý mà tổ chức sẽ cần tới để đáp ứng những cạnh tranh trong tương lai, tạo ra sự sáng tạo và đổi mới của tổ chức.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cảng SIHANOUKVILLE (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)