Xác định sự ảnh hưởng của phương thức hồ hóa đến chất lượng bún

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BÚN TƯƠI (Trang 132 - 133)

Ta tiến hành dùng phương pháp phân tích so sánh kỳ vọng giữa 2 mẫu ( t-Test) để xác định xem liệu sự thay đổi phương thức hồ hóa có thật sự ảnh hưởng đến chất lượng bột nhào và bún không.

Bảng 5.23- Kết quả tổng hợp phân tích sự ảnh hưởng của phương thức hồ hóa đến chất lượng bột nhào

Độ cứng Độ cố kết Độ dính Độ đàn hồi Độ đặc quánh

tstat tcrit tstat tcrit tstat tcrit tstat tcrit tstat tcrit

47,79 6,31 14,73 6,31 7,45 6,31 1,45 6,31 12,98 6,31

 Ta tiến hành đánh giá dựa trên hai giá trị t ( mức độ tin cậy 95%)

 tstat > tcrit: phương thức hồ hóa có ảnh hưởng đến tính chất của bột nhào hay nói cách khác sự khác biệt giữa các mẫu thí nghiệm có ý nghĩa về mặt thống kê.

 tstat < tcrit: phương thức hồ hóa không ảnh hưởng đến tính chất của bột nhào.

 Từ bảng kết quả trên, ta có kết luận: phương thức hồ hóa ảnh hưởng đến chất lượng của bột nhào.

Bảng 5.24- Kết quả tổng hợp phân tích sự ảnh hưởng của phương thức hồ hóa đến chất lượng bún Giá trị so sánh Tính chất của bún tstat tcrit Độ cứng 3,83 6,31 Độ cố kết 177,14 6,31 Độ dính 5,70 6,31 Độ đàn hồi 5,59 6,31 Độ đặc quánh 8,07 6,31

Chương 5. Kết quả và bàn luận

- 90 -

Lực kéo giãn tối đa 4,67 6,31

Biến dạng giãn tối đa -0,18 6,31

Từ bảng kết quả trên, ta có kết luận: phương thức hồ hóa trong phạm vi thí nghiệm chỉ ảnh hưởng đến độ cố kết, độ đặc quánh của bún mà không ảnh hưởng đến các tính chất còn lại hay nói cách khác hai mẫu thí nghiệm chỉ khác nhau có ý nghĩa về độ cố kết, độ đặc quánh.

Kết luận

Từ kết quả đo được và phân tích, ta thấy sự thay đổi giữa hai phương thức hồ hóa có gây ra sự ảnh hưởng đến chất lượng bột nhào, tuy nhiên chỉ ảnh hưởng đến một số tính chất của bún nhưng không đáng kể. Vì vậy, dựa trên quan sát và tìm hiểu thực tế sản xuất, em quyết định chọn mẫu 3-1 là mẫu tối ưu trong trường hợp này vì khi sử dụng cách làm dùng bún để phối trộn, ta có được những ưu điểm:

 Tiết kiệm được năng lượng, thời gian.

 Tận dụng được lượng bún cũ khi hàng sản xuất ra tiêu thụ không hết hoặc bún sản xuất ra không đạt yêu cầu không thể đem bán.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BÚN TƯƠI (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)