Ta tiến hành dùng phương pháp phân tích phương sai để xem xét việc tỷ lệ bún phối trộn có thật sự ảnh hưởng đến kết quả đo được hay không.
Bảng 5.3- Kết quả tổng hợp phân tích sự ảnh hưởng của tỷ lệ bún phối trộn đến chất lượng bột nhào
Độ cứng Độ cố kết Độ dính Độ đàn hồi Độ đặc quánh
F Fcrit F Fcrit F Fcrit F Fcrit F Fcrit
15,18 3,48 40,41 3,48 40,08 3,48 3,29 3,48 4,42 3,48
Ta tiến hành đánh giá dựa trên hai giá trị F
F > Fcrit: tỷ lệ bún phối trộn có ảnh hưởng đến chất lượng của bột nhào hay nói cách khác sự khác biệt giữa các mẫu thí nghiệm có ý nghĩa về mặt thống kê.
F < Fcrit: tỷ lệ bún phối trộn không ảnh hưởng đến chất lượng của bột nhào. Từ bảng kết quả trên, ta có kết luận:
Tỷ lệ bún phối trộn ảnh hưởng đến độ cứng, độ cố kết, độ dính và độ đặc quánh của bột nhào.
Tỷ lệ bún phối trộn không ảnh hưởng đến độ đàn hồi của bột nhào.
Bảng 5.4- Kết quả tổng hợp phân tích sự ảnh hưởng của tỷ lệ bún phối trộn đến chất lượng bún Giá trị so sánh Tính chất của bún F Fcrit Độ cứng 32,31 3,48 Độ cố kết 9,23 3,48 Độ dính 29,23 3,48 Độ đàn hồi 12,42 3,48
Chương 5. Kết quả và bàn luận
- 73 -
Độ đặc quánh 20,22 3,48
Lực kéo giãn tối đa 19,07 3,48
Biến dạng giãn tối đa 1,82 3,48
Từ bảng kết quả trên, ta có kết luận:
Tỷ lệ bún phối trộn ảnh hưởng đến độ cứng, độ cố kết, độ dính, độ đặc quánh và lực kéo giãn tối đa của bún.
Tỷ lệ bún phối trộn không ảnh hưởng đến biến dạng giãn tối đa của bún.