Có rất nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên với giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu một số yếu tố chính: bụi và các khí thải NO2, SO2, CO.
Bảng 11 là kết quả đo và tính toán nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường không khí qua các năm (từ 2005 – 2008) tại các điểm đo.
Từ bảng 11, chúng tôi xây dựng các biểu đồ thể hiện nồng độ các chất ô nhiễm so với tiêu chuẩn cho phép (TCCP) theo từng chỉ tiêu tại các điểm đo và biểu đồ số lần vượt tiêu chuẩn cho phép của các chất ô nhiễm. Qua bảng số liệu và các biểu đồ chúng ra có thể rút ra những nhận định sơ bộ sau:
- Chất lượng môi trường không khí phân tích từ năm 2005 – 2008 của tỉnh Hà Nam đã bị ô nhiễm ở các chỉ tiêu: bụi, các khí thải NO2, SO2 và CO. chỉ tiêu bị vi phạm nhiều nhất là nồng độ bụi, 8/9 điểm đo đều có nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1.8 – 19.15 lần, sau đó là nồng độ các khí NO2 (5/9), SO2 (4/9), CO (3/9). Riêng tiếng ồn thì tại các điểm đo mới đạt mức gần ô nhiễm.
Bảng 11. Kết quả đo đạc các thông số môi trường không khí trung bình qua các năm (2005 – 2008)
- Những điểm đo có nhiều chỉ tiêu vượt quá TCCP nhất nằm ở các khu công nghiệp, làng nghề có lịch sử lâu đời: như Hải Hậu, Mộc Bắc, Kiện Khê. Nguyên nhân là do ở những khu vực này tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, các hoạt động khai thác đá... Các cơ sở này có máy móc, thiết bị còn lạc hậu. Hay các khu công nghiệp nằm gần các tuyến đường giao thông lớn, hoặc có mật độ các phương tiện giao thông trở hàng hóa lớn nên chỉ tiêu về nồng độ bụi nên rất cao (Khu sản xuất vôi kiện khê, khu khai thác đá Thanh Hải). Các khu vực khác như cụm công nghiệp Tây Nam TP. Phủ Lý do mới được xây dựng nên mức độ ô nhiễm chưa nặng nề.
- Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí được thể hiện cụ thể ở các điểm đo như sau:
Các điểm đo số 6, 8, 9 là khu vực có những cơ sở sản xuất lâu đời đặc biệt là những xí nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, gạch…nên môi trường bị ảnh hưởng nặng nề. Mặt khác tại đây mật độ giao thông do làm nhiệm vụ chuyên trở khá lớn do đó tại các điểm đo này kết quả phân tích mẫu không khí cho thấy, phần lớn các chỉ tiêu bị vi phạm nghiêm trọng, vượt giới hạn cho phép nhiều lần. Cụ thể: nồng độ bụi ở các điểm đo này đạt 0.74 – 1.34 mg/m3 (vượt TCCP từ 3.7 – 6.7 lần), nồng độ khí NO2 vượt TCCP từ 1.9 – 3.1 lần, khí SO2 vượt 2.08 – 3.12 lần. Tại điểm K6 khí CO vượt 2.84 lần. Đây là khí rất độc hại do nó tác động tới hemoglobin (Hb) trong máu tạo thành cacboxyhemoglobin làm mất khả năng vận chuyển oxi của máu và gây ngạt. Các loại khí SO2, NO2 trong điều kiện độ ẩm cao, kết hợp với sự lan tỏa chậm sẽ làm tăng tính ăn mòn vật liệu xây dựng, đối với con người gây viêm loét đường hô hấp, ho dữ dội, nhức đầu và rối loạn đường tiêu hóa.
Điểm lấy mẫu Chỉ tiêu K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K9 Tiếng ồn (dBA) 71.2 69.2 71.8 71.8 70 69 74.8 57 51.4 Bụi (mg/m3) 3.83 0.92 0.36 0.47 0.18 1.34 3.12 1.04 0.74 NO2 (mg/m3) 0.1 0.09 0.07 0.06 0.12 0.19 0.05 0.31 0.19 SO2 (mg/m3) 0.13 0.1 0.09 0.07 0.08 0.26 0.09 0.39 0.26 CO (mg/m3) 5.0 4.01 3.93 3.20 2.98 14.2 4.14 3.38 7.12
Hai địa điểm rất đặc biệt là K1 và K7. Đây là hai địa điểm có nồng độ bụi rất cao từ 3.82 – 3.12 mg/m3 vượt 15.6 – 19.15 lần. Đây là những khu vực diễn ra hoạt động sản xuất xi măng và khai thác đá rất mạnh. Chính việc này là nguyên nhân dẫn đến môi trường không khí ở đây bị ô nhiễm nặng mà chủ yếu là do bụi. Đặc biệt tại khu vực K1, ven đường tất cả các nhà cửa, cơ quan đều đóng cửa kín mít, cây cối bị phủ một lớp bụi dày trắng xóa, mặt đường đầy cát và sỏi đá. Đặc biệt rìa mặt đường có tới gần chục “xác” ngôi nhà bỏ hoang từ lâu, bụi phủ thành một lớp khá dày, rất khó phát hiện đâu là cửa chính ra vào nhà. Hiện, người dân Kiện Khê đang phải hứng chịu khói, bụi, nước thải, tiếng ồn… của 3 công ty xi măng (Kiện Khê, Bút Sơn, Hòa Phát), hơn 25 doanh nghiệp khai thác đá và hàng chục điểm khai thác tự phát. UBND tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo các cấp, các phòng nghiệp vụ, đặc biệt là các đơn vị khai thác và chế biến đá phải giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo cảnh quan cho khu vực Tây sông Đáy. Đồng thời di chuyển các cơ sở khai thác và chế biến đá ra khỏi khu dân cư. Yêu cầu các đơn vị cho trồng hàng rào cây xanh để giảm thiểu bụi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các biện pháp này cũng không giải quyết được vấn đề khi nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm bụi hiện nay lại là do các xe chở vật liệu đá làm rơi vãi dọc đường. Một biện pháp được áp dụng là dùng xe phun nước và thuê người để dọn sạch mặt đường để giảm bụi. Tuy nhiên, do kinh phí quá lớn không thể duy trì được nên người dân ở Kiện Khê vẫn phải sống chung với bụi. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Hà Nam, toàn tỉnh có trên 100 cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng, trung bình mỗi cơ sở cung ứng ra thị trường 1.000m3 đá thành phẩm/tháng. Hầu hết máy móc thiết bị của các cơ sở đều đơn giản, lạc hậu, không có hệ thống phun nước chống bụi nên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hiện tình trạng ô nhiễm ở khu khai thác đá Kiện Khê đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Đến lúc chính quyền tỉnh Hà Nam cần đưa ra biện pháp cụ thể, tiến hành đánh giá tác động môi trường
Hình 2. Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi tại các điểm đo
Hình 5. Biểu đồ thể hiện nồng độ CO tại các điểm đo
dài hạn, từ đó phân rõ ra vùng cấm, vùng hạn chế việc cấp phép khai thác đá. Đồng thời phải xem xét cụ thể doanh nghiệp nào có đủ tiêu chuẩn, có khả năng làm tốt được công tác bảo vệ môi trường mới cấp phép cho khai thác. Có như vậy mới bảo vệ an toàn cho sức khỏe, tính mạng của hàng nghìn hộ dân nơi đây.
Bảng 12. Số lần vượt TCCP của các chất gây ô nhiễm không khí tại các điểm đo
Điểm lấy mẫu Chỉ tiêu K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K9 Tiếng ồn (dBA) 0.95 0.92 0.96 0.96 0.93 0.92 1.00 0.76 0.69 Bụi (mg/m3) 19.15 4.60 1.80 2.35 0.90 6.70 15.60 5.20 3.70 NO2 (mg/m3) 1.00 0.90 0.70 0.60 1.20 1.90 0.50 3.10 1.90 SO2 (mg/m3) 1.04 0.80 0.72 0.56 0.64 2.08 0.72 3.12 2.08 CO (mg/m3) 1.00 0.80 0.79 0.64 0.60 2.84 0.83 0.68 1.42
Hình 6. Biểu đồ số lần vượt tiêu chuẩn cho phép của các chất gây ô nhiễm không khí tại các điểm đo.
Còn các điểm còn lại (K3, K4, K5) nhìn chung môi trường không khí chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên nồng độ các chất cũng ở mức xấp xỉ ô nhiễm. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp nhạm hạn chế, giảm thiểu tránh việc gia tăng các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường.
Như vậy, kết quả phân tích chất lượng không khí, đối chiếu vị trí các điểm đo và sự phân bố của các nguồn thải tại các khu vực chúng ta thấy môi trường không khí tỉnh Hà Nam đã bị ô nhiễm cục bộ tại các khu công nghiệp, khu vực có mật độ đông dân cư, khu khai thác khoáng sản, do ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường. Các khu vực phía Bắc, Đông Bắc và phía Nam tỉnh là những khu vực có tình trạng ô nhiễm không khí nặng.