Chất lượng môi trường nước sông ở Hà Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tỉnh Hà Nam (Trang 31 - 37)

Bảng 13 là kết quả phân tích chất lượng nước sông trung bình qua các năm (2005 – 2008) tại các điểm đo. Qua bảng này và các biểu đồ thể hiện nồng độ các chất ô nhiễm so với TCCP tại các điểm đo (hình 7, 8, 9, 10, 11), ta thấy nước các sông đã bị ô nhiễm chủ yếu ở các chỉ tiêu (COD, BOD5,NH4+, NO2-, PO43-). Nước của các sông không đủ tiêu chuẩn làm nước sinh hoạt. Trong 4 điểm lấy mẫu với 5 chỉ tiêu thì tất cả các chỉ tiêu đều vượt TCCP nhiều lần ở tất cả các điểm đo. Cụ thể:

- COD có 4/4 điểm đo vượt TCCP từ 1.15 – 1.55 lần - BOD5 có 4/4 điểm đo vượt TCCP từ 3.26 – 4.47 lần - NH4+ có 4/4 điểm đo vượt TCCP từ 3.15 – 16.25 lần - NO2- có 4/4 điểm đo vượt TCCP từ 4.5 – 10 lần - PO43- có 4/4 điểm đo vượt TCCP từ 2.45 – 6.4 lần

Bảng 13. Kết quả phân tích chất lượng nước sông trung bình qua các năm tại Hà Nam (2005 – 2008) Điểm lấy mẫu Chỉ tiêu S1 S2 S3 S4 COD (mg/l) 17.25 22.75 23.25 20.75 BOD5 (mg/l) 26.81 25.67 19.54 22.32 NH4+ (mg/l) 1.23 2.53 3.25 0.63 NO2- (mg/l) 0.2 0.09 0.1 0.09 PO43- (mg/l) 0.6 1.28 1.25 0.49

Tại điểm đo S2 và S3 tức là khu vực sông Đáy và sông Duy Tiên (sông Châu Giang) có nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt quá rất nhiều lần so với quy chuẩn QCVN 08 – 2008, loại A2. Nước tại S2 có nồng độ COD vượt 1.52 lần so với TCCP, BOD5 vượt 4.28 lần, NH4+ vượt 12.65 lần, NO2- vượt 4.5 lần, PO43- vượt 6.4 lần. Còn tại điểm S3 nồng độ COD vượt 1.55 lần so với TCCP, BOD5 vượt 3.26 lần, NH4+ vượt 16.25 lần, NO2- vượt 5.0 lần, PO43- vượt 6.25 lần. Thậm chí, nếu so sánh với tiêu chuẩn QCVN 08-2008, Loại B1 (Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự) nước sông Nhuệ và sông Châu Giang tại các điểm quan trắc trên cũng không đạt tiêu chuẩn quy định.

Hình 7. Biểu đồ thể hiện nồng độ COD tại các điểm đo

Hình 9. Biểu đồ thể hiện nồng độ NH4+ tại các điểm đo

Hình 10. Biểu đồ thể hiện nồng độ NO2-

Hình 11. Biểu đồ thể hiện nồng độ PO43- tại các điểm đo

Trước khi nối với sông Đáy ở địa phận tỉnh Hà Nam, sông Nhuệ đã tiếp nhận nước thải sinh hoạt, công nghiệp của các khu dân cư và khu công nghiệp, làng nghề của Hà Nội và Hà Nam. Ước tính, lượng nước thải chảy vào sông Nhuệ lên đến 500.000m3/ngày đêm. Bên cạnh đó, sông Nhuệ còn bị nối thông với hệ thống thủy nông. Đây là các nguyên nhân chính làm chất lượng nước sông Nhuệ bị ô nhiễm ở mức báo động. Nước sông chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, mùi hôi và vi khuẩn. Ngoài ra nước thải y tế tại Hà Nam cũng là một nguyên nhân đáng kể. Theo thống kê trên toàn tỉnh hiện nay có khoảng 147 cơ sở y tế và bệnh viện. Tuy nhiên các cơ sở này hầu hết chưa có hệ thống sử lý nước thải trừ bệnh viện đa khoa tỉnh (công suất xuất xử lý 400m3/ngày bằng công nghệ vi sinh) và bệnh viện đa khoa huyện Bình Lục (công suất xử lý 200m3/ngày). Còn sông Châu Giang do cửa sông nhận nước từ sông Hồng đã bị bồi lấp nên chất lượng nước của sông Châu Giang chịu ảnh hưởng của nước tiêu nội đồng và nước từ sông Nhuệ cùng sông Đáy đưa sang nên làm cho chất lượng nước sông Châu Giang ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn.

Tại các điểm đo S1 và S4 tức là tại khu vực sông Đáy và sông Sắt mặc dù nồng độ các chất ô nhiễm không cao như tại sông Nhuệ và sông Châu Giang nhưng cũng vượt TCCP rất nhiều. Cụ thể tại S1 nồng độ COD vượt TCCP 1.15 lần, BOD5 vượt 4.47 lần, NH4+ là 6.15 lần, NO2- là 10 lần và PO43- là 3 lần. Còn tại điểm S4 nồng độ COD vượt TCCP 1.38 lần, BOD5 vượt 3.72 lần, NH4+ là 3.15 lần, NO2- là 4.5 lần và PO43- là 2.45 lần. Nguyên nhân làm cho nước sông Đáy bị ô nhiễm là do khu vực sông này bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và các hoạt động sản xuất công

nghiệp của thành phố Phủ Lý. Tại sông sắt nồng độ các chất ô nhiễm ngày càng tăng là do khu vực này tiếp nhận nước thải của thị trấn Bình Mỹ và các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Bảng 14. Số lần vượt TCCP của các chất gây ô nhiễm nước sông tại các điểm đo tỉnh Hà Nam (2005 – 2008) Điểm lấy mẫu Chỉ tiêu S1 S2 S3 S4 COD (mg/l) 1.15 1.52 1.55 1.38 BOD5 (mg/l) 4.47 4.28 3.26 3.72 NH4+ (mg/l) 6.15 12.65 16.25 3.15 NO2- (mg/l) 10.00 4.50 5.00 4.50 PO43- (mg/l) 3.00 6.40 6.25 2.45

Hình 12. Biểu đồ thể hiện số lần vượt TCCP của các chất gây ô nhiễm tại các điểm đo của tỉnh Hà Nam

Như vậy, hiện trạng ô nhiễm nước sông ở Hà Nam nhìn chung là rất nghiêm trọng, tất cả các chỉ tiêu đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép và ở tất cả các điểm đo kiểm. Xét chất lượng nước sông ở tỉnh Hà Nam so với TCCP ta thấy nước sông ở đây

đã bị ô nhiễm nặng, không đạt tiêu chuẩn nước sử dụng cho sinh hoạt. Thậm chí một số còn không đủ tiêu chuẩn dùng cho sản xuất, tưới tiêu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tỉnh Hà Nam (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w