Chất lượng nước ao, hồ, kênh, mương và nước thả

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tỉnh Hà Nam (Trang 37 - 38)

Một trong những nguồn nước mặt quan trọng của Hà Nam cũng đang bị ô nhiễm đó là nước ao, hồ, kênh, mương do nước thải sản xuất, nước thải y tế, nước sau tự hoại…chưa qua xử lý đã đổ trực tiếp ra các khu vực này.

Bảng 15. Kết quả phân tích chất lượng nước ao, hồ, kênh, mương tại các khu vực tỉnh Hà Nam Điểm lấy mẫu Chỉ tiêu M1 M2 M3 M4 M5 QCVN 08 - 2008 A2 B1 COD (mg/l) 46 27.5 22.5 152 98.5 15 30 BOD5 (mg/l) 33.5 19.9 16.3 94.3 69.8 6 15 PH 7.76 7.59 7.61 7.1 7.71 6 - 8.5 5.5 - 9 SS (mg/l) 14.5 23.5 47.5 207 59.2 30 50

Qua bảng 15: kết quả phân tích nước ao, hồ, kênh, mương tại một số khu vực trong tỉnh, ta thấy: Tại các điểm đo M4 và M5 có mức độ ô nhiễm nặng nhất. Tại hai điểm này tất cả các chỉ tiêu đều bị vi phạm (trừ PH), đặc biệt là tại điểm M4 các chỉ tiêu đều vượt quá TCCP từ 4.14 – 7.1 lần. Đây là khu vực có hoạt động làng nghề diễn ra rất mạnh chính nước thải của nghề dệt là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt tại khu vực này. Một địa điểm khác có 2/3 chỉ tiêu bị vi phạm (trừ PH tất cả các địa điểm đều trong giới hạn cho phép) là điểm M1. Đây là khu vực phát triển đa làng nghề. Hiện nay,Nhật Tân có 3 nghề chính là: dệt, mộc, mây giang đan cùng một số nghề khác như: gò, hàn, đúc xoong, thêu ren và dịch vụ. Nước thải của các hoạt động sản xuất này cùng với nước thải sinh hoạt là nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm nguồn nước mặt ở nơi đây.

Còn tại khu vực M2 và M3 thì hiện nay chỉ có nồng độ BOD5 là vượt TCCP. Đây là khu vực có các hoạt động kinh tế kém sôi động hơn nên nguồn ô nhiễm ở đây chủ yếu là do sinh hoạt và các hoạt động nông nghiệp gây ra.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tỉnh Hà Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w