Chương 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM
3.1.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt tỉnh Hà Nam
Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu là: COD, BOD5, NH4+, NO2-, PO43- đối với nước sông và COD, BOD5, SS, đối với các loại nước khác. Dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt do Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành năm 2008 (QCVN 08 : 2008/BTNMT) và nguồn số liệu đo được ở các điểm đo do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam cung cấp, chúng tôi tiến hành phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm nước sông và nước ao, hồ, kênh, mương. Kết quả phân cấp được trình bày trong bảng 22 và 23.
Bảng 22. Phân cấp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt tỉnh Hà Nam TT Chỉ tiêu TCCP (mg/l) Giá trị giới hạn Chưa ô nhiễm Ô nhiễm nhẹ Ô nhiễm nặng 1 COD 15 < 15 15 – 45 > 45 2 BOD5 6 < 6 6 – 18 > 18 3 NH4+ 0.2 < 0.2 0.2 – 0.6 > 0.6 4 NO2- 0.02 < 0.02 0.02 – 0.06 > 0.06 5 PO43- 0.2 < 0.2 0.2 – 0.6 > 0.6
Đề tài đã đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước dựa vào các bảng: Bảng 13. Kết quả phân tích nước sông trung bình qua các năm tại Hà Nam (2005 -2008). Từ kết quả phân tích chất lượng nước sông tại các điểm đo căn cứ theo chỉ tiêu mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt (bảng 22), chúng tôi đã cho điểm đối với từng chỉ tiêu theo thang điểm 3 mức: Chưa ô nhiễm – điểm 0, ô nhiễm nhẹ - điểm 1 và ô nhiễm nặng – điểm 2. Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt tỉnh Hà Nam theo từng chỉ tiêu được thể hiện trong các bảng (bảng 23 đến hệ 27) và các sơ đồ (7, 8, 9) bằng các gam màu khác nhau.
Bảng 23. Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm theo chỉ tiêu COD tại các điểm đo nước sông
TT Điểm đo Kết quả phân tích (mg/m3) Điểm đánh giá mức độ Mức ô nhiễm 1 S1 17.25 1 Ô nhiễm nhẹ 2 S2 22.75 1 Ô nhiễm nhẹ 3 S3 23.25 1 Ô nhiễm nhẹ 4 S4 20.75 1 Ô nhiễm nhẹ
Bảng 24. Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm theo chỉ tiêu BOD5
tại các điểm đo nước sông
TT Điểm đo Kết quả phân tích (mg/m3)
Điểm đánh giá
mức độ Mức ô nhiễm
2 S2 25.67 2 Ô nhiễm nặng
3 S3 19.54 2 Ô nhiễm nặng
4 S4 22.32 2 Ô nhiễm nặng
Bảng 25. Kết quả phân tích mức độ ô nhiễm theo chỉ tiêu NH4+
tại các điểm đo nước sông
TT Điểm đo Kết quả phân tích (mg/m3) Điểm đánh giá mức độ Mức ô nhiễm 1 S1 1.23 2 Ô nhiễm nặng 2 S2 2.53 2 Ô nhiễm nặng 3 S3 3.25 2 Ô nhiễm nặng 4 S4 0.63 2 Ô nhiễm nặng
Bảng 26. Kết quả phân tích mức độ ô nhiễm theo chỉ tiêu NO2-
tại các điểm đo nước sông
TT Điểm đo Kết quả phân tích (mg/m3) Điểm đánh giá mức độ Mức ô nhiễm 1 S1 0.2 2 Ô nhiễm nặng 2 S2 0.09 2 Ô nhiễm nặng 3 S3 0.1 2 Ô nhiễm nặng 4 S4 0.09 2 Ô nhiễm nặng
Bảng 27. Kết quả phân tích mức độ ô nhiễm theo chỉ tiêu PO43-
tại các điểm đo nước sông
TT Điểm đo Kết quả phân tích (mg/m3) Điểm đánh giá mức độ Mức ô nhiễm 1 S1 0.6 1 Ô nhiễm nhẹ 2 S2 1.28 2 Ô nhiễm nặng 3 S3 1.25 2 Ô nhiễm nặng 4 S4 0.49 1 Ô nhiễm nhẹ
Từ kết quả đánh giá môi trường nước theo từng chỉ tiêu, chúng tôi tiến hành tổng hợp và có được kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước mặt tỉnh Hà Nam được trình bày trong bảng 28 và sơ đồ 10.
Bảng 28. Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm nước sông tỉnh Hà Nam
TT Điểm đo Chỉ tiêu Tổng điểm
COD BOD5 NH4+ NO2- PO43-
1 S1 1 2 2 2 1 8
2 S2 1 2 2 2 2 9
3 S3 1 2 2 2 2 9
4 S4 1 2 2 2 1 8
Theo kết quả đánh giá bảng 28 và sơ đồ 10, tất các điểm đo nước sông đều bị ô nhiễm, đạt điểm 1 và điểm 2. Hàm lượng BOD5, NH4+ và NO2- tại 4/4 điểm đo bị ô nhiễm nặng (đạt điểm 2). Hàm lượng PO43- tại 2/4 điểm đạt điểm 2 (ô nhiễm nặng) còn lại đạt điểm 1 (ô nhiễm nhẹ). Còn chỉ số COD tại tất cả các điểm đo đều đạt điểm 1 (ô nhiễm nhẹ).
Để xác định mức độ ô nhiễm môi trường nước tỉnh Hà Nam theo mức độ khác nhau, chúng tôi căn cứ vào số điểm của các điểm đo, số điểm cao nhất, số điểm thấp nhất và các điểm đo từng chỉ tiêu ở mỗi điểm đo. Dựa trên kết quả tính toán trên, tiến hành phân chia mức độ ô nhiễm như sau:
Kết quả từ 1 – 3 điểm: chưa bị ô nhiễm Kết quả từ 4 – 6 điểm: ô nhiễm nhẹ Kết quả từ 7 – 9 điểm: ô nhiễm nặng
Từ đó ta thấy tất cả các điểm đo đều đạt mức ô nhiễm nặng. Có thể thấy toàn bộ nước sông trong tỉnh đều bị ô nhiễm (trừ đoạn sông Hồng ở ranh giới phía đông bắc của tỉnh). Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu là do rác thải của các hoạt động sản xuất, chất thải sinh hoạt, của thâm canh nông nghiệp…và một phần là do sự vận chuyển của các sông từ thượng lưu và trung lưu.
Như vậy, bằng phương pháp phân tích số liệu, tìm trị số trung bình trong 4 năm (2005 – 2008) tại các điểm đo đã được xác định trên bản đồ, chúng tôi đã tiến hành đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt bằng phương pháp cho điểm, xác định được các khu vực theo mức ô nhiễm môi trường không khí và nước
mặt trên phạm vi toàn tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên do nguồn số liệu thu thập được có hạn, các cuộc điều tra khảo sát chất lượng môi trường hầu như chỉ được tiến hành ở những khu vực đã và sắp có nhưng vấn đề môi trường (thành phố, khu công nghiệp…), còn các vùng khác trong tỉnh thì chưa có hoặc có rất ít số liệu điều tra. Vì thế việc phân vùng mức ô nhiễm không khí và nước mặt một cách chi tiết trên phạm vi toàn tỉnh là rất khó khăn, thực tế không có ranh giới rõ ràng. Vì vậy bản đồ đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tỉnh Hà Nam, chúng tôi mới chỉ xác định các ku vực ô nhiễm theo mức độ ô nhiễm nặng, ô nhiễm nhẹ và chưa bị ô nhiễm trên toàn tỉnh một cách khái quát và tương đối.