ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tỉnh Hà Nam (Trang 38 - 39)

Chương 3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM

3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM

KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM

3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀNƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM NƯỚC MẶT TỈNH HÀ NAM

Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tỉnh Hà Nam, chúng tôi dựa vào các thành phần gây ô nhiễm môi trường không khí và nước. Những số liệu thu được của các thành phần gây ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tại các điểm đo là kết quả tính toán xử lý từ năm 2005 – 2008 mà chúng tôi đã trình bày ở chương II. Từ số liệu trên trong đề tài này tiêu chuẩn đánh giá chất lượng không khí và nước dựa vào:

- Tiêu chuẩn chất lượng không khí bao quanh (TCVN 5937 – 2005) do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành năm 2005.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt (QCVN 08 – 2008/BTNMT) do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2008.

Cho đến nay ở nước ta vẫn chưa có bảng phân loại mức độ ô nhiễm môi trường không khí, theo tiêu chuẩn đánh giá của các chuyên gia, mức độ ô nhiễm nước hồ đối với thành phố Hà Nội được xây dựng theo 4 mức: không ô nhiễm, ô nhiễm nhẹ, ô nhiễm trung bình và ô nhiễm nặng. Tuy nhiên, để áp dụng cụ thể đối với tỉnh Hà Nam, trong việc đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt đề tài đã phân chia để đánh giá theo một thang điểm 3 mức 0, 1, 2 tương ứng với các khu vực: chưa bị ô nhiễm, ô nhiễm nhẹ và ô nhiễm nặng.

- Điểm 0 – Khu vực chưa bị ô nhiễm: chỉ tiêu và các chất gây ô nhiễm môi trường dưới tiêu chuẩn cho phép (TCCP).

- Điểm 1 – Khu vực ô nhiễm nhẹ: chỉ tiêu và các chất gây ô nhiễm vượt TCCP từ 1 – 3 lần.

- Điểm 2: - Khu vực ô nhiễm nặng: chỉ tiêu và các chất gây ô nhiễm môi trường vượt TCCP trên 3 lần.

Ví dụ: Đối với thành phần ô nhiễm là khí SO2. Tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 – 2005) là 0.125 mg/m3.

+ Điểm 0: Khu vực chưa bị ô nhiễm có nồng độ SO2 < 0.125 mg/m3 + Điểm 1: Khu vực ô nhiễm nhẹ có nồng độ SO2 từ 0.125 – 0.375 mg/m3 + Điểm 2: Khu vực bị ô nhiễm nặng có nồng độ SO2 > 0.375 mg/m3

Từ đánh giá mức độ ô nhiễm thành phần, lập ma trận tương tác giữa thành phần gây ô nhiễm với các điểm đo đạc khảo sát đi đến đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường không khí và nước mặt tỉnh Hà Nam theo những chỉ tiêu trên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí và nước mặt tỉnh Hà Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w