I. Tiền và các khoản tương đương tiền
2.2.2.2.5. Xác định mức trọng yếu
UHY là xác định mức trọng yếu của các khoản mục trên Báo cáo tài chính
Việc xác định mức trọng yếu được Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY quy định như sau: “Chúng ta cần xác định số tiền được xem là trọng yếu đối với báo cáo tài chính mà chúng ta đưa ra ý kiến kiểm toán – PM. Việc xác định PM là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi những phán xét nghề nghiệp được quyết định dựa trên sự hiểu biết về khách hàng, đánh giá về rủi ro về hợp đồng và các yêu cầu khác cho báo cáo tài chính.”
Xác định mức trọng yếu như sau: - 2% của tổng tài sản lưu động - 2% của vốn chủ sở hữu
- 10% thu nhập sau thuế từ hoạt động thường xuyên
- 3% đến 0.5% của doanh thu dựa trên độ lớn của doanh thu
Việc lựa chọn tiêu thức nào dùng để xác định mức giá trị trọng yếu phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm và phán xét nghề nghiệp của kiểm toán viên. Tuy nhiên, thông thường ở UHY, đối với các doanh nghiệp thương mại thì tiêu thức lựa chọn xác định giá trị trọng yếu là tài sản lưu động và vốn chủ sở hữu; đối với các doanh nghiệp sản xuất thì tiêu thức lựa chọn là doanh thu và thu nhập sau thuế từ hoạt động thường xuyên.
Công ty TNHH May mặc XYZ và Công ty Cổ phần Bao bì và In Nông nghiệp ABC đều là doanh nghiệp sản xuất nên tiêu thức lựa chọn xác định giá trị trọng yếu là doanh thu. Tuy nhiên mức trọng yếu theo quy định của Công ty UHY từ 0.5% đến 3% tùy theo độ lớn của doanh thu. Nếu số dư khoản mục doanh thu rất lớn, kiểm toán viên chọn mức độ trọng yếu 0.5%, nếu số dư khoản mục doanh thu nhỏ, mức trọng yếu có thể lên tới 3%. Việc áp dụng mức trọng yếu nào tùy thuộc hoàn toàn vào phán xét nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Theo dõi quy trình xác định mức trọng yếu áp dụng với Công ty TNHH May mặc XYZ để thấy hiểu thêm về bước công việc này của kiểm toán viên.
Trong trường hợp Công ty XYZ, kiểm toán viên xác định tỷ lệ mức trọng yếu là 0.5%
Mức trọng yếu sau thuế = số dư khoản mục doanh thu * tỷ lệ mức trọng yếu = 57.108.245.543 * 0.5% = 285.541.228
Tỷ lệ thuế (Thuế thu nhập doanh nghiệp) = 10%
Mức trọng yếu trước thuế = mức trọng yếu sau thuế / (1- tỷ lệ thuế) = 285.541.228 / (1- 10%) = 317.268.031
Tỷ lệ sai sót ước tính thường từ 10% đến 20%. Tùy thuộc vào việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, rủi ro kiểm toán mà kiểm toán viên xác định giá trị này. Nếu doanh nghiệp được đánh giá là tính khách quan cao thì tỷ lệ sai sót ước tính thấp, ngược lại, tính khách quan minh bạch được đánh giá ở mức thấp thì kiểm toán viên sẽ tăng tỷ lệ sai sót ước tính. Việc xác định tỷ lệ sai sót ước tính chủ yếu phụ thuộc vào phán xét nghề nghiệp mà kiểm toán viên. Trong trường hợp Công ty XYZ, kiểm toán viên xác định tỷ lệ sai sót ước tính là 20%
Giá trị trọng yếu = Mức trọng yếu trước thuế * (1- tỷ lệ sai sót ước tính) = 317.268.031 * (1 - 20%) = 253.814.425
Giá trị trọng yếu – PM chính là mức trọng yếu sau thuế. Kiểm toán viên có thể làm tròn số và lấy giá trị PM là 285.500.000
Giá trị trọng yếu sau khi trừ đi sai sót – MP cũng có thể làm tròn số, Kiểm toán viên lấy giá trị MP là 253.200.000
Dưới đây là trích giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên về xác định mức trọng yếu áp dụng với công ty TNHH May mặc XYZ
Bảng2.11: Trích giấy tờ làm việc của Kiểm toán về xác định mức trọng yếu
Người lập: Nguyễn Kim Tân
Khách hàng: Công ty TNHH May mặc XYZ Kỳ báo cáo: 31/12/2007