Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY (Trang 44 - 48)

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

2.2.2.2.4.Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán

Việc đánh giá rủi ro kiểm toán được UHY LTD đánh giá đồng thời khi xem xét tính liên tục của hoạt động của khách hàng. Kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức nào, từ đó kiểm toán viên áp dụng các thử nghiệm kiểm toán ở mức sâu hơn, kỹ hơn hay có thể giảm bớt các thử nghiệm kiểm toán. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán là việc khó và ở UHY LTD chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các kiểm toán viên.

 Đánh giá rủi ro tiềm tàng

Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được trong các giai đoạn trước, kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện Báo cáo tài chính.

Trước tiên, kiểm toán viên tiến hành xem xét cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán cho từng khoản mục của Báo cáo tài chính liên quan đến việc đánh giá rủi ro kiểm toán. Công ty XYZ và Công ty ABC đều là các doanh nghiệp sản xuất nên rủi ro tiềm tàng đối với các khoản mục tương đối giống nhau. Dựa vào việc phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính, những khoản mục kiểm toán viên dự kiến có khả năng chứa đựng những sai sót đặc biệt đó là:

Cơ sở dẫn liệu Những khoản mục chứa sai sót đặc biệt Tính hiện hữu Các khoản phải thu, TSCĐ, hàng tồn kho

Tính trọn vẹn Ghi thiếu doanh thu

Tính chính xác cơ học Ghi sai vốn bằng tiền

Tính đánh giá Tính giá HTK, hao mòn lũy kế TSCĐ, lập dự phòng

Tính trình bày Phân loại TSCĐ, HTK

Tiếp đó, Kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư các khoản mục. Khi tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư của các khoản mục, Kiểm toán viên phải dựa vào tình hình hoạt động của từng khách hàng. Công việc này được thực hiện như sau:

Khoản mục “Tiền gửi ngân hàng”

Công ty TNHH May mặc XYZ là một công ty 100% vốn nước ngoài, sản phẩm hoàn thành được bán chủ yếu cho Công ty Mẹ bên Hàn Quốc. Hàng năm, doanh thu hàng bán hàng xuất khẩu chiếm từ 60% đến 80% tổng doanh số bán hàng. Các giao dịch bằng ngoại tệ thường xuyên diễn ra. Hơn thế nữa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất may mặc và lông vũ chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Vì vậy, rủi ro đối với khoản mục tiền gửi ngân hàng ở mức cao. Đối với Công ty ABC, các giao dịch chủ yếu trong nước và thực hiện bằng đồng Việt Nam nên rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tiền ở mức thấp.

Khoản mục “Tài sản cố định”

Xét trên phương diện hoạt động kinh doanh: Công ty TNHH May mặc XYZ và Công ty Bao bì và In Nông nghiệp ABC là các doanh nghiệp sản xuất nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Đối với Công ty XYZ, Kiểm toán viên nhận thấy trong năm 2007 khoản mục này có sự biến động lớn, qua tìm hiểu thì được biết: Trong năm 2007 Công ty đã đầu tư mua sắm thêm một dây chuyền sản xuất nhằm mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm, đang tự xây dựng thêm một nhà máy sản xuất. Hơn thế nữa, tại thời điểm 31/12/2007 Công ty không thành lập hội đồng kiểm kê và không tiến hành kiểm kê tài sản cố định.Qua phân tích trên kiểm toán viên đưa ra nhận xét về rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định ở mức cao, nguyên giá tài sản cố định có thể bị ghi cao hơn thực tế, chi phí xây dựng cơ bản có thể được tính chưa chính xác, tính hiện hữu của tài sản cố định có thể bị vi phạm.

Đối với Công ty ABC, khoản mục TSCĐ năm 2007 cũng tăng lên là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên. Nguyên nhân do Công ty ABC đang tiến

hành tự xây dựng thêm một nhà văn phòng. Tuy nhiên tại thời điểm 31/12/2007 Công ty đã thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản đã xác định chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Chính vì vậy, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục tài sản cố định ở mức thấp.

Khoản mục “Hàng tồn kho”

Công ty sản xuất hai mặt hàng là may mặc và lông vũ nhưng do đặc thù ngành nghề kinh doanh, lượng hàng tồn kho của Công ty rất phong phú, bao gồm nhiều loại sản phẩm, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Do vậy, việc phân loại và đánh giá hàng tồn kho là rất phức tạp. Hơn thế nữa, tại thời điểm 31/12/2007 Công ty TNHH May mặc XYZ không tiến hành kiểm kê hàng tồn kho, việc theo dõi nhập xuất chi tiết hàng tồn kho được theo dõi trực tiếp tại xưởng sản xuất do quản đốc và thủ kho quản lý, kế toán không theo dõi chi tiết nhập xuất tồn kho. Vì vậy, kiểm toán viên có cơ sở nghi ngờ hàng tồn kho có thể bị phân loại sai từ đó có thể đưa ra phương pháp áp dụng để tính xác định giá trị hàng tồn kho không chính xác và giá trị hàng tồn kho có thể bị ghi tăng. Rủi ro tiềm tàng được đánh giá với khoản mục hàng tồn kho ở mức cao.

Đối với công ty ABC, hàng tồn kho cũng rất đa dạng nhiều loại sản phẩm, do vậy phân loại và đánh giá hàng tồn kho cũng hết sức phức tạp. Dựa vào bảng phân tích kiểm toán viên thấy, hàng tồn kho tăng lên rất lớn tại thời điểm 31/12/2007 so với 01/01/2007 với số tuyệt đối tăng 7.071.312.871, số tương đối tăng 104%. Bên cạnh đó, Công ty chưa có tiêu thức để đánh giá giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành chi tiết cho từng loại sản phẩm, do đó, khả năng phân loại sai hàng tồn kho, giá trị hàng tồn kho có thể bị ghi tăng… và rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức cao.

Dựa vào những phân tích trên, Kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng của đối với công ty XYZ ở mức cao đối với tất cả các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên phải lưu ý đến các rủi ro này khi xây dựng chương trình kiểm toán.

Đối với Công ty Bao bì và In Nông nghiệp ABC, rủi ro tiềm tàng được đánh giá cao đối với khoản mục hàng tồn kho, rủi ro tiềm tàng ở các khoản mục khác được đánh giá ở mức thấp.

 Đánh giá rủi ro kiểm soát

Dựa trên những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểm toán viên đưa ra kết luận ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính. Những kết luận này của Kiểm toán viên chủ yếu là các xét đoán mang tính chất nghề nghiệp. Kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tích tính hiện lực của hệ thống kiểm soát nội trên cả hai khía cạnh đó là thiết kế và hoạt động.

Dựa trên những đánh giá ở giai đoạn phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính, Kiểm toán viên thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục có biến động lớn và hay xảy ra sai sót.

Đối với Công ty XYZ, khoản mục hàng tồn kho được đánh giá là hay xảy ra sai sót nhất. Kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát cho khoản mục này. Kiểm toán viên thấy rằng: việc theo dõi nhập xuất chi tiết hàng tồn kho được thực hiện trực tiếp ở phân xưởng sản xuất, do quản đôc phân xưởng và thủ kho quản lý, kế toán không theo dõi chi tiết nhập xuất tồn kho mà chỉ theo dõi giá trị hàng tồn kho. Điều này có thể giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhưng việc kiểm tra, đối chiếu giữa kế toán và thủ kho trở nên khó khăn. Ngoài ra, ngày 31/12/2007 Công ty không tiến hành kiểm kê hàng tồn kho cũng như đánh giá giá trị hàng tồn kho. Như vậy việc thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty chưa hợp lý để đảm bảo có thể ngăn ngừa được các sai sót có thể xảy ra. Tuy nhiên Công ty cũng ban hành quy chế quản lý nội bộ tương đối chặt chẽ đối với nghiệp vụ xuất kho cũng như việc lấy tài sản của Công ty do đó ít có sự thiếu hụt tài sản. Từ những phân tích trên, Kiểm toán viên thấy: rủi ro kiểm soát đối với khoản mục hàng tồn kho ở mức thấp. Rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục khác trên Báo cáo tài chính của Công ty XYZ cũng được đánh giá tương tự. Rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục đó được đánh giá ở mức thấp

Đối với công ty ABC, là khách hàng thường xuyên của UHY, kiểm toán viên đã hiểu sâu sắc về hệ thống kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, tại thời điểm 31/12/2007 Công ty đã thành lập hội đồng kiểm kê tiến hành kiểm kê tài sản của Công ty dưới sự chứng kiến của kiểm toán viên UHY. Từ những phân tích trên, kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát năm 2007 đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính ở mức thấp.

 Đánh giá rủi ro kiểm toán và rủi ro phát hiện đối với các khoản mục và đối với toàn Báo cáo tài chính

Theo quy định của Công ty UHY, đối với các khách hàng có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức thấp thì rủi ro kiểm toán (R) = 0.7. đối với các khách hàng có rủi ro tiềm tàng ở mức cao và rủi ro kiểm soát ở mức thấp thì rủi ro kiểm toán (R) = 2, những khách hàng có rủi ro tiềm tàng ở mức cao và rủi ro kiểm soát ở mức cao thì rủi ro kiểm toán (R) = 3. Thông thường những khách hàng có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức cao (R=3) Công ty thường không chấp nhận kiểm toán. Những khách hàng thường thấy của UHY là những khách hàng được đánh giá có R = 2

Từ việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở trên của Công ty XYZ, rủi ro kiểm toán đối với các khoản mục được đánh giá ở mức thấp chấp nhận được, do đó rủi ro phát hiện trong trường hợp này được kết luận ở mức thấp chấp chận được. Vì thế, rủi ro kiểm toán được xác định trong trường hợp này là R = 2. Các thử nghiệm kiểm toán được sử dụng hướng vào các khoản mục có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức cao và được tiến hành ở mức sâu hơn, kỹ hơn.

Đối với công ty ABC, một số khoản mục có rủi ro tiềm tàng ở mức cao, hầu hết các khoản mục có rủi ro tiềm tàng ở mức thấp, rủi ro kiểm soát ở mức thấp nhưng với tính thận trọng nghề nghiệp, kiểm toán viên quyết định rủi ro kiểm toán được xác định ở mức R = 2

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY (Trang 44 - 48)