Tạo lập một đồng tiền khu vực và hình thành một ngân hàng trung ơng độc lập với chính sách tiền tệ thống nhất

Một phần của tài liệu Khả năng, lợi ích và lộ trình của việc ra đời một đồng tiền chung cho các nước ASEAN (Trang 25 - 26)

lập với chính sách tiền tệ thống nhất

Một liên minh tiền tệ không thể tồn tại nếu thiếu một đồng tiền chung. ở Liên minh tiền tệ châu Âu, đồng tiền chung với tên gọi đồng Euro đã đợc phát triển từ đơn vị kế toán của châu Âu lên thành đơn vị tiền tệ châu Âu, đồng ECU. So với đơn vị kế toán châu Âu, đồng ECU tồn tại với một hình thái cụ thể hơn, không chỉ đợc sử dụng để tính toán mà còn đợc sử dụng làm giá trị trung tâm của cơ chế tiền tệ châu Âu, làm cơ sở để nhận biết sự biến động khỏi biên độ cho phép của một đồng tiền thành viên, làm phơng tiện thanh toán trong các giao dịch giữa các NHTW trong Cộng đồng.

Sau đó, khi đã chuẩn bị đầy đủ các tiền đề khác, ngày 1/1/1999, một đồng tiền chung, đồng Euro, đã chính thức ra đời và tồn tại với đầy đủ các chức năng của một đồng tiền. Đồng Euro thay thế đồng ECU với tỷ lệ 1:1 và các nớc châu Âu thậm chí đã chờ thêm ba năm nữa trớc khi phát hành đồng Euro để sử dụng rộng rãi trong dân chúng.

Nói đến EMU không thể không nói đến Ngân hàng trung ơng châu Âu (ECB) và hệ thống các NHTW các nớc thành viên. Trên thực tế, NHTW châu Âu đã đợc phát triển từ Quỹ hợp tác tiền tệ châu Âu (EMCF) và sau này là Viện tiền tệ châu Âu (EMI). Khi EMI ra đời, các mục tiêu hoạt động của EMCF đợc chuyển giao cho EMI (1/1994) và sau đó lại đợc chuyển giao cho Hệ thống Ngân hàng trung ơng châu Âu (ESCB) đảm nhiệm (1998). Mục tiêu quan trọng nhất của ECB là duy trì sự ổn định giá cả của toàn khu vực đồng Euro, vì EU cho rằng sự ổn định giá cả sẽ là điều kiện tiên quyết để tạo ra một môi trờng ổn định để khuyến khích các hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm, và nói một cách tổng quát là tăng phúc lợi xã hội, do đó, sẽ góp phần đạt đợc các mục tiêu chung của Cộng đồng.

Tất nhiên, trong quá trình phát triển của mình, rất có thể có những giai đoạn một hoặc một vài nớc thành viên muốn hy sinh mục tiêu ổn định giá cả để giải quyết các u tiên khác, nh vấn đề thất nghiệp chẳng hạn. Chính vì vậy mà sự tồn tại

của một ngân hàng trung ơng độc lập với một chính sách tiền tệ thống nhất là một điều kiện vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của một liên minh tiền tệ.

Ngân hàng trung ơng của liên minh và hệ thống các ngân hàng trung ơng quốc gia phải đảm bảo sự độc lập trong quá trình hoạch định và thực thi các nhiệm vụ về chính sách tiền tệ của mình. Chỉ khi có đợc sự độc lập đó thì mục tiêu ổn định giá cả mới có thể đợc thực hiện một cách hiệu quả. Trên thực tế, hệ thống ngân hàng trung ơng châu Âu đã và đang tồn tại độc lập, không chịu sức ép của một thế lực chính trị nào nhằm phục vụ cho các mục tiêu và lợi ích ngắn hạn của họ. Hàng năm ECB công bố mục tiêu ổn định giá cả của mình và cam kết thực hiện chúng, dới sự giám sát và đánh giá một cách dễ dàng của tất cả các nớc thành viên.

Tóm lại, một liên minh tiền tệ nhất thiết sẽ đòi hỏi sự ra đời một ngân hàng trung ơng và một đồng tiền chung. Và để ra đời một ngân hàng và một đồng tiền nh vậy, đòi hỏi phải có một quá trình chuẩn bị nh tồn tại một thể chế khu vực dới dạng quỹ tiền tệ khu vực, một đơn vị kế toán hay thanh toán chung của khu vực. Có nh vậy, ngân hàng trung ơng và đồng tiền chung mới có thể ra đời một cách xuôn xẻ và hiệu quả

Một phần của tài liệu Khả năng, lợi ích và lộ trình của việc ra đời một đồng tiền chung cho các nước ASEAN (Trang 25 - 26)