Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống thuế

Một phần của tài liệu Khả năng, lợi ích và lộ trình của việc ra đời một đồng tiền chung cho các nước ASEAN (Trang 64 - 67)

Chơng II: Chơng II I: Giải pháp nhằm hình thành những điều kiện cơ bản cho một đồng

2.2 Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống thuế

Một trong những yêu cầu của quá trình thực hiện CEPT/AFTA hớng tới hình thành đồng tiền chung là phải điều chỉnh hệ thống thuế, mà quan trọng nhất là thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Đồng thời, hệ thống thuế của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều điểm cha hợp lý cần phải sửa đổi và hoàn thiện.

Việc điều chỉnh hệ thống thuế phải đáp ứng một số nguyên tắc:

- Điều chỉnh hệ thống thuế của Việt Nam phải thúc đẩy quan hệ thơng mại giữa Việt Nam và các nớc trong khu vực ASEAN, tăng cờng sức cạnh tranh so với các nớc trong khu vực để thu hút đầu t nớc ngoài.

- Phát huy nội lực của nền kinh tế và đóng góp nguồn thu cho ngân sách Nhà nớc. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết phải đi cùng với việc điều chỉnh các loại thuế nội địa hợp lý hơn, chống thất thu thuế để không ảnh hởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nớc.

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải là công cụ điều tiết xuất nhập khẩu để tiến tới bỏ hạn chế xuất nhập khẩu theo hạn ngạch và định hớng.

Những điều chỉnh về chính sách thuế đợc xác định theo hai mục tiêu chính: cố gắng hạn chế phần giảm thu ngân sách khi thực hiện các cam kết về giảm thuế nhập khẩu, đồng thời sử dụng hệ thống thuế nh một công cụ kinh tế vĩ mô để khuyến khích sản xuất và xuất khẩu, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Hai mục tiêu này cần đợc thực hiện thông qua toàn bộ hệ thống thuế vì tác động đến các nhà sản xuất và xuất khẩu không chỉ có thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà cả các loại thuế khác.

Trớc hết, hệ thống thuế cần phải đợc điều chỉnh một cách toàn diện, khắc phục những bất cập của tất cả các sắc thuế nhằm hạn chế thất thu thuế cho ngân sách Nhà nớc, đồng thời tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất trong nớc phát triển.

Trong thời gian qua, chính sách thuế, với vai trò là công cụ quản lý vĩ mô trong nền kinh tế đã thể hiện rất rõ sự u đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh

tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trờng quốc tế, khuyến khích đầu t vốn vào sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, bớc đầu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hớng: giảm xuất khẩu hàng nguyên liệu thô, tăng xuất khẩu hàng hoá đã qua chế biến có giá trị gia tăng cao, tận dụng nguyên liệu và lao động trong nớc. Tuy nhiên, những thành tựu nói trên vẫn còn thấp so với tiềm năng và khả năng phát triển của nớc ta. Để tiếp tục khuyến khích đầu t sản xuất trong nớc, khuyến khích xuất khẩu, đón trớc quá trình hội nhập và hạn chế tối đa các bất lợi cho sản xuất trong nớc khi trở thành thành viên AFTA cũng nh WTO, trong thời gian tới chính sách thuế nên điều chỉnh theo hớng sau:

- Tiếp tục mở rộng những u đãi về thuế gián thu (cụ thể là áp dụng thuế suất 0% thuế giá trị gia tăng, không thu thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt với hầu hết hàng xuất khẩu, không thu thuế giá trị gia tăng, xử lý hoàn thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nguyên liệu và máy móc, thiết bị nhập khẩu dùng để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu,...) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm giá thành của hàng hoá xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh về giá của hàng hoá Việt Nam so với các nớc khác trong khu vực. Theo đó, sẽ thu hẹp mặt hàng chịu thuế xuất khẩu, tiến tới chỉ thu thuế xuất khẩu đối với dầu thô, đá quý, kim loại và phế liệu kim loại, da trâu bò sống, một số sản phẩm gỗ sơ chế. Đối những mặt hàng còn tiếp tục thu thuế xuất khẩu sẽ tiếp tục đợc nghiên cứu xử lý theo hớng giảm bớt mức thuế suất thuế xuất khẩu. Tiếp tục áp dụng thuế giá trị gia tăng 0% và hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào của những hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu vào các Khu chế xuất, thúc đẩy việc xuất khẩu sản phẩm nội địa vào Khu chế xuất.

- Duy trì và tăng mức u đãi về thuế trực thu đối với các nhà đầu t sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, đặc biệt là đối với những ngành Việt Nam có lợi thế về nguồn nguyên liệu và lao động. Ví dụ, những doanh nghiệp có tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu cao và sử dụng nhiều nguyên liệu trong nớc sẽ đợc áp dụng thuế suất u đãi hoặc miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất. Thực hiện bảo

hộ có chọn lọc, có hiệu quả để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu t theo hớng hiệu quả nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất trong nớc để tiến tới mở rộng xuất khẩu sản phẩm ra thị trờng nớc ngoài.

Trớc mắt, các cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu để tăng thuế suất thuế nhập khẩu những mặt hàng cần khuyến khích đầu t trong tơng lai, giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng đã đợc bảo hộ trong thời gian dài nhng cha phát triển nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam với các nớc trong khu vực, hiện tại là chiếm lĩnh thị trờng xuất khẩu đã có, tiến tới mở rộng thị trờng xuất khẩu mới và tăng dần tỷ trọng xuất khẩu những thị trờng quen thuộc. Việc điều chỉnh thuế suất này phải tính đến các cam kết cắt giảm thuế quan CEPT của Việt Nam, nhng nói chung khi xây dựng các Danh mục hàng hoá của Việt Nam, các cơ quan chức năng đã tính tới vấn đề bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nớc.

Biểu thuế nhập khẩu cần đợc đơn giản hoá các mức thuế tức là giảm dần số l- ợng các mức thuế suất khác nhau. Việc này sẽ tạo điều kiện quản lý tốt hơn, tránh thất thu thuế. Đồng thời, giảm mức chênh lệch giữa biểu thuế u đãi và đặc biệt u đãi để hạn chế sự lệch lạc về nguồn nhập khẩu từ những nớc đợc hởng u đãi thuần tuý về thuế nhập khẩu mà ít dựa trên chất lợng và tính năng sử dụng của hàng hóa. Hơn nữa, cần có chính sách miễn giảm thuế hợp lý. Hiện nay, vẫn còn một số mặt hàng đợc xét miền giảm thuế theo mục đích sử dụng và những mục tiêu cần u tiên hỗ trợ. Các quy định về xét miễn giảm thuế quá phức tạp. Điều này dễ gây ra tình trạng gian lận, khai sai mục đích sử dụng để đợc hởng u đãi, gây thất thu cho ngân sách. Vì vậy, cần quy định các trờng hợp miễn giảm một cách rõ ràng và khoa học hơn. Nên chăng, với những mục tiêu cần u tiên, hỗ trợ, Nhà nớc nên trợ cấp qua ngân sách, không nên sử dụng công cụ thuế để trợ giá.

Một phần của tài liệu Khả năng, lợi ích và lộ trình của việc ra đời một đồng tiền chung cho các nước ASEAN (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w