Lợi ích ngăn ngừa, kiểm soát khủng hoảng của khu vực

Một phần của tài liệu Khả năng, lợi ích và lộ trình của việc ra đời một đồng tiền chung cho các nước ASEAN (Trang 39 - 41)

Chơng I: Chơng II: Khả năng, lợi ích và lộ trình tiến tới đồng tiền chung ASEAN

2.1 Lợi ích ngăn ngừa, kiểm soát khủng hoảng của khu vực

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ASEAN 1997, việc tăng cờng hợp tác giữa các nớc ASEAN trong các vấn đề kinh tế đã trở thành một đề tài thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế cũng nh các nhà hoạch định chính sách. Tại cuộc họp các nớc ASEAN tại Hà Nội ngày 15,16/12/1998, các nhà lãnh đạo ASEAN đều đồng tình với việc triển khai một dự án nghiên cứu tính khả thi của một đồng tiền chung và một hệ thống tỷ giá hối đoái chung cho ASEAN. Hội nghị thợng đỉnh ASEAN+3 tại Manila tháng 11/1999 đã chính thức thể hiện sự ủng hộ cho những nỗ lực hợp tác giữa các nớc thành viên ASEAN với nhau cũng nh với 3 nớc đối thoại trong ASEAN+3 là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trên thực tế, mối quan tâm đến vấn đề tăng cờng hợp tác kinh tế giữa các nớc ASEAN là kết quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ASEAN 1997, trong đó có các điểm cần chú ý sau:

Điểm đầu tiên là sự lây lan nhanh chóng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997. Thực tế này nói lên rằng tất cả các nớc trong khu vực đều không thể thờ ơ trớc một cuộc khủng hoảng xảy ra ở một nớc thành viên, vì những hậu quả nghiêm trọng của một cuộc khủng hoảng nh vậy rất có thể lây lan từ nớc này sang nớc khác và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đây chính là điều khiến một nớc trong khu vực quan tâm đến các chính sách kinh tế vĩ mô mà các nớc khác trong khu vực đa ra và mong muốn đạt đợc một sự hợp tác nào đó trong lĩnh vực này.

Nguyên nhân thứ hai là do gần đây các nớc ASEAN tăng tỷ lệ thơng mại nội bộ và cũng do các sản phẩm xuất khẩu của họ thờng cạnh tranh với nhau trên các thị trờng thứ ba. Điều này khiến cho một số nớc có động cơ để phá giá nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Do vậy, các nhà phân tích cho rằng thay vì phá giá để tăng khả năng cạnh tranh cho riêng hàng hoá nớc mình, một cơ chế phối hợp tỷ giá hối đoái trong khu vực có thể sẽ mang lại thế cân bằng hợp tác tốt hơn và đem lại lợi ích cho cả hai bên. Sự phối hợp chính sách tỷ giá hối đoái dần dần sẽ thúc đẩy nhu cầu phối hợp trong các lĩnh vực khác nữa, ví dụ nh trong việc xây dựng các chính sách tiền tệ.

Một động cơ khác là nhu cầu tiếp cận với các nguồn vốn của các nớc láng giềng trong trờng hợp xảy ra các cuộc tấn công đầu cơ vào đồng tiền một nớc thành viên. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 đã cho thấy rằng các cơ chế quốc tế để hỗ trợ tài chính hiện có (do IMF phối hợp) là không đủ đối với các nớc. Các nguồn vốn do IMF nỗ lực cung cấp không những cha đủ về quy mô, tốc độ giải ngân quá chậm và thờng đi kèm với những điều kiện kinh tế vĩ mô không phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của các quốc gia bị khủng hoảng. Kể từ sau cuộc khủng hoảng, một số nớc ASEAN đã chuẩn bị để đối phó với các cuộc tấn công của giới đầu cơ trong tơng lai bằng cách tích luỹ các nguồn dự trữ ngoại tệ lớn. Nhng việc tích luỹ dự trữ nh vậy là một việc làm rất tốn kém và các nớc ASEAN cho rằng tốt hơn là họ nên tiết kiệm các nguồn vốn đó bằng cách kết hợp các quỹ dự trữ của các nớc trong khu vực với nhau.

Các nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á thờng có cùng chung một kết luận là cuộc khủng hoảng đã bắt nguồn từ những yếu kém trong lĩnh vực tài chính và khu vực doanh nghiệp và các chơng trình cải cách sau khủng hoảng nên tập trung vào các vấn đề trên. Với cùng một căn bệnh và một phơng thuốc mà trong một chừng mực nào đó, có nhiều điểm giống nhau nh vậy thì sự hợp tác giữa các nớc ASEAN trong lĩnh vực cải cách tài chính sẽ có lợi.

Cuối cùng, nếu các yếu tố nói trên đều góp phần làm tăng sự quan tâm đến việc tăng cờng hợp tác tài chính và tiền tệ trong ASEAN thì thành công của châu Âu trong việc thiết lập một liên minh tiền tệ đã là một sự khích lệ to lớn. Kinh nghiệm của châu Âu không chỉ cho thấy rằng các nớc có trình độ phát triển khác nhau trong lĩnh vực tiền tệ và tài chính có thể hợp tác thành công ở một trình độ cao, mà còn đa ra một lộ trình để các nớc ASEAN tham khảo trên con đờng đạt đến mục tiêu đó.

Một phần của tài liệu Khả năng, lợi ích và lộ trình của việc ra đời một đồng tiền chung cho các nước ASEAN (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w