BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ AN ĐỒNG (Trang 43 - 47)

CÔNG TY CP CNTT AN ĐỒNG

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH

Trích Tháng 9/2007

TK ghi Có TK ghi Nợ

TK 334

Tk 338 Lương chính Lương phụ Các khoản khác

Cộng

TK 622 704.116.000 704.116.000 133.782.040

Tàu Hải Long 92.596.000 92.596.000 17.593.240

Tàu Thái BÌnh 01 73.920.000 73.920.000 14.044.800 Tàu Thái Bình 02 41.020.000 41.020.000 7.793.800 Tàu Tùng Dương 55 66.976.000 66.976.000 12.725.440 Tàu Tùng Dương 56 18.788.000 18.788.000 3.569.720 ... ... ... ... TK 627 84.493.920 84.493.920 16.053.844 TK 642 103.214.596 103.214.596 19.610.772 Cộng 891.824.516 819.824.516 169.446.656

1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các chi phí sản xuất liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất như: chi phí tiền công và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền khác phục vụ chung cho phân xưởng.

Tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627- TK Chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung trong Công ty gồm những khoản mục sau:

- Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu

- Chi phí công cụ dụng cụ - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài

Cụ thể chi phí sản xuất chung được tiến hành như sau:

Chi phí nhân viên phân xưởng: Tại Công ty Cổ phần CNTT An Đồng

tiền lương tính cho bộ phận quản lý phân xưởng được tính bằng 12% tiền lương thực tế của công nhân trực tiếp sản xuất. Ví dụ, trong tháng 9/2007 tiền

lương của công nhân trực tiếp sản xuất tập hợp được là 704.116.000 đ. Như vậy, tiền lương của bộ phận quản lý phân xưởng sẽ là:

704.116.000 x 12% = 84.493.920 đ

Hàng tháng, kế toán lương căn cứ vào tiền lương phải trả bộ phận quản lý tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng theo quy định. Số liệu này được thể hiện trên bảng phân bổ số 1- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu 05).

Chi phí vật liệu: Chi phí vật liệu gián tiếp ở Công ty là những vật liệu

xuất dùng chung cho toàn phân xưởng để bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất,... Số liệu của chi phí này cụ thể được thể hiện trên bảng phân bổ số 2 hàng tháng (Biểu 03).

Chi phí công cụ dụng cụ: Các công cụ dụng cụ phát sinh trong phân

xưởng Công ty như giẻ lau, chổi, bút sơn, giấy ráp..., những công cụ dụng cụ này có giá trị nhỏ nên khi xuất dụng đều phân bổ 1 lần toàn bộ giá trị công cụ vào chi phí sản xuất chung trong tháng. Số liệu về chi phí công cụ dụng cụ trong chi phí sản xuất chung được thể hiện trên bảng phân bổ số 2 (Biểu 03).

Chi phí khấu hao TSCĐ: Tài sản cố định của Công ty có giá trị tương

đối lớn nhưng hầu như không biến động trong năm. Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng (khấu hao đều).

Ví dụ: Nguyên giá máy ép tôn là 2.269.329.000đ, máy được xác định sử dụng trong 20 năm thì mức khấu hao trung bình một năm của TSCĐ này là:

= 113.466.450

Suy ra mức khấu hao trung bình một tháng là: = 9.455.538

Kế toán TSCĐ theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ về số lượng, nguyên giá, số khấu hao, giá trị còn lại để theo dõi tình hình sản xuất và sử dụng tài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản. Việc theo dõi tổng hợp tình hình trích khấu hao TSCĐ toàn Công ty thể hiện trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu 06).

Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc sản

xuất chung trong Công ty chủ yếu là tiền điện phục vụ sản xuất, ngoài ra có thêm tiền mua văn phòng phẩm phục vụ trong phân xưởng, tiền điện thoại trong phân xưởng, tiền vệ sinh quét dọn phân xưởng... Để theo dõi các khoản chi phí này kế toán căn cứ vào các Phiếu chi tiền mặt có liên quan để ghi vào Nhật ký chứng từ số 1 (để tiện theo dõi nên mặc dù Công ty áp dụng hình thức Chứng từ - Ghi sổ nhưng Công ty vẫn sử dụng mẫu sổ của hình thức Nhật ký chứng từ là sổ Nhật ký chứng từ số 1- Biểu 07). Ngoài ra, nếu có chi phí phát sinh trong phân xưởng mà không có hoá đơn thì kế toán phải tập hợp vào Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mua ngoài không có hoá đơn.

Cuối tháng kế toán căn cứ vào số liệu ở Nhật ký chứng từ số 1, Bảng phân bổ số 1, số 2, số 3 và Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mua ngoài không có hoá đơn trên để lập sổ tổng hợp TK627 (Biểu 08) và định khoản như sau: Nợ TK 627 : 329.283.976 Có TK 111 : 39.926.908 Có TK 152 : 57.932.000 Có TK 153 : 35.896.000 Có TK 214 : 94.981.304 Có TK 334 : 84.493.920 Có TK 338 : 16.053.844

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ AN ĐỒNG (Trang 43 - 47)