Vì Fe3O4 dễ bị oxi hóa trong điều kiện bảo quản thông thường, nên khi đã được bao bọc bảo vệ bên ngoài thì độ bền của Fe3O4 được tăng cường. Tất nhiên sự có mặt của một lớp vỏ bọc liệu có ảnh hưởng đến cấu trúc, tính chất từ, … của phần lõi Fe3O4 bên trong? Một số nghiên cứu đã được tiến hành để làm rõ sự ảnh hưởng trên.
Về cấu trúc:
Việc nghiên cứu giản đồ nhiễu xạ tia X và phổ tán xạ Raman của hạt Fe3O4 và hệ Fe3O4 – axit oleic theo thời gian [1] đã cho thấy rằng hệ bọc vẫn giữ được những tín hiệu đặc trưng trong giãn đồ nhiễu xạ tia X và phổ tán xạ Raman, điều này chứng tỏ cấu trúc của lớp nhân Fe3O4 trong hệ bọc là không thay đổi và hệ bọc tạo thành là khá bền vững.
Về tính chất từ:
Khi các hạt nano từ tính Fe3O4 được bọc thì rõ ràng lớp bọc sẽ làm tăng khối lượng của hạt từ, và hơn nữa làm giảm tương tác từ của các hạt Fe3O4, điều này dẫn đến từ độ bão hòa (emu/g) của hệ bọc sẽ giảm.
Độ bền từ theo thời gian:
Theo [1] do sự oxihóa Fe3O4 mà từ tính của Fe3O4 sẽ giảm rất nhanh sau một thời gian chế tạo, nhưng khi được bọc, tính chất từ của nó thay đổi không đáng kể.
Hình 1.13 : Sự phụ thuộc của từ độ bão hòa của mẫu Fe3O4 và Fe3O4 – OA (axit oleic) theo
33
Như vậy, với ưu điểm về khả năng tương tác với từ trường ngoài, hạt từ đã và đang thu hút được nhiều nghiên cứu để đem lại những ứng dụng to lớn. Nhìn chung một hạt từ có cấu tạo gồm: i) phần lõi là các hạt nano từ tính Fe3O4, ii) lớp bọc bảo vệ/ổn định hạt từ, iii) lớp bọc chức năng. Cấu tạo của hạt từ được mô tả như trong hình vẽ dưới đây :
Hình 1.14: Cấu tạo của hạt từ được chức năng hóa