Nhận xét, kết luận chương 3.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THAM SỐ VỀ MƯA GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG THỨC TÍNH LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC NHỎ TRÊN ĐƯỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VIỆT NAM (Trang 105 - 107)

- 2 1Công thức Bernard: T p m

5) Nhận xét 5: Sự biến đổi của thông số lượng mưa ngày lớn nhất năm Hngàymax và thông số cường độ mưa thời đoạn tính toán lớn nhất năm a Tmax ở cùng một trạm không có sự

3.3. Nhận xét, kết luận chương 3.

1/ Áp dụng phương pháp phân tích thống kê để xác định giá trị lượng mưa ngày tính toán Hn,p theo tần suất với sơ đồ tính ở Hình 3.1 cho kết quả đảm bảo độ tin cậy cần thiết, phù hợp với đặc điểm của chế độ mưa ở nước ta trong tình hình thời tiết khí hậu hiện nay chịu tác động của hiện tượng BĐKH. Giá trị lượng mưa ngày tính toán theo tần suất Hn,p thiết lập ở 12 trạm khí tượng chọn nghiên cứu đều đạt được mức độ tin cậy của các kết quả tính toán Rtincậy  95%. Do vậy kiến nghị sử dụng các số liệu lượng mưa ngày tính toán Hn,p ở tần suất p = 1%  99.99% lập với số liệu đo mưa thực tế thu thập từ năm 1960 - 2010 ở vị trí 12 trạm khí tượng chọn nghiên cứu như trong Phụ lục 1, từ PL.1-1 đến PL.1-13, thay thế cho các giá trị lượng mưa ngày tính toán Hn,p trong TCVN9845:2013 [5] để tính lưu lượng thiết kế công trình thoát nước trên đường tại những khu vực có các trạm khí tượng này.

2/ Giá trị hệ số đặc trưng hình dạng cơn mưa T  T xây dựng cho các trạm khí tượng ở nước ta với chuỗi số liệu đo mưa thực tế thời kỳ từ năm 1960 - 2010 đều đạt được tiêu chuẩn sai số theo quy định của tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), là tiêu chuẩn đánh giá trong ngành khí tượng thủy văn hiện được rất nhiều nước đang sử dụng. Kiến nghị sử dụng các giá trị hệ số đặc trưng hình dạng cơn mưa T ở thời đoạn tính toán T = 5ph  1440ph lập với số liệu đo mưa thực tế từ năm 1960 - 2010 cho 12 trạm khí tượng chọn nghiên cứu như trong Phụ lục 2, từ PL.2-1 đến PL.2-13, để tính lưu lượng thiết kế công trình thoát nước nhỏ trên đường tại những khu vực có các trạm khí tượng này.

Hệ số đặc trưng hình dạng cơn mưa T thiết lập ở Phụ lục 2 cũng được sử dụng để tính chuyển lượng mưa ngày tính toán Hn,p theo tần suất thành lượng mưa tính toán HT,p ở các thời đoạn ngắn hơn theo tần suất bằng công thức (3.10), HT,p = T.Hn,p , dùng tính toán xác định lưu lượng thiết kế cho lưu vực vừa và lớn theo công thức Sôkôlôpsky, dùng trong tính toán mưa rào – dòng chảy theo mô hình NAM - MIKE cho kết quả tin cậy.

- 92 -

3/ Kiến nghị, đề xuất một phương pháp, tiêu chí phân vùng mưa phù hợp đối với yêu cầu tính toán lưu lượng lũ lưu vực nhỏ của công trình thoát nước nhỏ trên đường như sau: Việc phân vùng mưa căn cứ vào chỉ tiêu chính là hàm hệ số đặc trưng hình dạng cơn mưa T T, tức quan hệ triết giảm cường độ mưa theo thời khoảng tính toán, với mức độ sai số khi tính toán phân vùng giữa các giá trị (T,p)k ở các vị trí k trong vùng mưa so với giá trị trung bình T đặc trưng cho cả vùng mưa không được vượt quá mức độ sai số cho phép, tức phải đảm bảo điều kiện Rhh2  [Rhh2]cp; và việc phân tích tổng hợp một số yếu tố ảnh hưởng đến chế độ mưa lũ như nguyên nhân gây mưa lũ, mùa mưa lũ, đặc điểm địa hình.

Do chưa có điều kiện thu thập số liệu đo mưa thực tế cập nhật đến thời điểm hiện nay ở tất cả các trạm khí tượng, các điểm đo mưa trên toàn quốc nên luận án mới chỉ dừng lại ở mức đề xuất, kiến nghị về phương pháp, tiêu chí phân vùng mưa phù hợp như trên.

- 93 -

Chương 4:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THAM SỐ VỀ MƯA GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG THỨC TÍNH LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC NHỎ TRÊN ĐƯỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VIỆT NAM (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)