Điều kiện áp dụng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THAM SỐ VỀ MƯA GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG THỨC TÍNH LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC NHỎ TRÊN ĐƯỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VIỆT NAM (Trang 134 - 135)

- 2 1Công thức Bernard: T p m

5) Nhận xét 5: Sự biến đổi của thông số lượng mưa ngày lớn nhất năm Hngàymax và thông số cường độ mưa thời đoạn tính toán lớn nhất năm a Tmax ở cùng một trạm không có sự

4.9.4. Điều kiện áp dụng.

- Phương pháp trạm tựa dùng để xác định cường độ mưa tính toán aT,p ở trạm không có số liệu đo mưa tự ghi, chỉ có số liệu đo lượng mưa ngày [công thức (4.17)] hoặc được sử dụng để tính, hiệu chỉnh kết quả xác định cường độ mưa tính toán aT,p ở những trạm mà số liệu đo mưa tự ghi còn ngắn hoặc bị khuyết một số năm quan trắc [công thức (4.17) hoặc (4.18)], trong khi có sẵn một trạm tựa trong cùng vùng mưa. Trạm tựa phải là trạm có đầy đủ số liệu đo mưa tự ghi quan trắc trong nhiều năm liên tục. - Để nâng cao mức độ chính xác thì vấn đề chọn được trạm tựa phù hợp rất quan trọng.

Trạm tựa được chọn phải là trạm có chế độ, đặc điểm mưa rất giống trạm cần tính, thông thường trong một vùng mưa những trạm có vị trí càng gần nhau, cùng khu vực địa hình thì mức độ thỏa mãn làm trạm tựa càng cao.

- Tùy theo cơ sở dữ liệu có sẵn (có được Hn,p hay Sp) hoặc tùy theo mối tương quan nào tốt hơn trong hai mối tương quan lượng mưa ngày tính toán theo tần suất Hn,p hoặc sức mưa theo tần suất Sp giữa trạm cần tính và trạm tựa mà ta lựa chọn nội suy theo lượng mưa ngày tính toán Hn,p tức sử dụng công thức (4.17) hoặc nội suy theo sức mưa Sp tức sử dụng công thức (4.18) để có được kết quả tính aT,p chính xác nhất.

4.9.5. Đánh giá sai số, nhận xét và kiến nghị.

- Đánh giá mức độ sai số: sử dụng độ hữu hiệu Rhh2 với tiêu chí của WMO, công thức (3.12) chương 3, để đánh giá sai số khi tính cường độ mưa tính toán aT,p ở thời đoạn T và tần suất p theo công thức (4.17) và đánh giá sai số khi tính cường độ mưa tính toán aT,p ở thời đoạn T và tần suất p theo công thức (4.18).

- Ở đây lấy trạm khí tượng Hà Đông -TP.Hà Nội để đánh giá sai số, trạm Láng - TP.Hà Nội được chọn làm trạm tựa. Phương pháp, nội dung đánh giá sai số như ở mục 4.10, kết quả đánh giá sai số cho trạm nghiên cứu như trong Bảng 4.9. Nhận thấy, sai số của cường độ mưa tính toán aT,p ở thời đoạn T và tần suất p tính theo công thức (4.17), tính theo công thức (4.18) đều ở mức ‘‘Đạt’’, ‘‘Khá’’, ‘‘Tốt’’ theo tiêu chí của WMO, tức đều đạt Rhh2  40% trở lên.

- Kiến nghị: các công thức (4.17), (4.18) hoàn toàn có thể được sử dụng để xác định cường độ mưa tính toán aT,p ở thời đoạn T và tần suất p, dùng tính lưu lượng thiết kế công trình thoát nước nhỏ trên đường trong trường hợp trạm cần tính không có số liệu

- 121 -

đo mưa tự ghi nhưng có số liệu đo lượng mưa ngày [công thức (4.17)], hoặc trạm cần tính có số liệu đo mưa tự ghi nhưng còn ngắn [công thức (4.17), công thức (4.18), chọn công thức nào cho sai số nhỏ hơn vì có số liệu đo mưa tự ghi thì sẽ có số liệu đo lượng mưa ngày], trong khi đó lại có sẵn một trạm tựa trong cùng vùng mưa có số liệu đo mưa tự ghi đủ dài.

4.10. Phương pháp, nội dung và kết quả đánh giá sai số của các công thức tính cường độ mưa tính toán aT,p.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THAM SỐ VỀ MƯA GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG THỨC TÍNH LƯU LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THOÁT NƯỚC NHỎ TRÊN ĐƯỜNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU VIỆT NAM (Trang 134 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)