Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của SCB – An Giang trong năm 2007:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang (Trang 45 - 47)

- Chi trả lãi 207 1,595 591 285% Chi khác 246 1,092 300 122%

4.3.Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của SCB – An Giang trong năm 2007:

06 tháng năm 20 Năm

4.3.Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của SCB – An Giang trong năm 2007:

Đánh giá hiệu quả hoạt động là một công việc hết sức quan trọng là cần thiết cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp, Ngân hàng cũng vậy, từ kết quả đánh giá đó đề ra một số biện pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm của Chi nhánh, để phương hướng hoạt động có hiệu quả hơn. Đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng, việc đánh giá hiệu quả được thực hiện thông qua các tiêu chí sau:

Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của SCB - An Giang

Chỉ tiêu Đơn vị năm 200606 tháng Năm 2007

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 31,500 350,236 Vốn huy động Triệu đồng 21,791 104,309 Doanh số cho vay Triệu đồng 24,236 327,447 Doanh số thu nợ Triệu đồng 1,064 34,956 Dư nợ Triệu đồng 23,172 292,491 Dư nợ bình quân Triệu đồng 11,586 73,123 Nợ quá hạn Triệu đồng - 1772 Vốn huy động/ TNV % 69% 30% Dư nợ/ Vốn huy động % 106% 280% Nợ quá hạn / Dư nợ % 1% Hệ số thu nợ % 4% 11% Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0.09 0.48  Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguốn vốn hoạt động của Ngân hàng. Dựa vào bảng trên ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có sự biến động mạnh, cụ thể là trong năm 2006, tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn là 69%, và đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 30%. Với kết quả này thì Ngân hàng phải cần thêm vốn điều hòa từ Hội sở chuyển xuống. Cho thấy Ngân hàng chưa chủ động được nguồn vốn, mà lãi điều hòa vốn cao nên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Thông thường một Ngân hàng hoạt động tốt khi tỷ lệ này đạt từ 80% trở lên, nhưng dựa vào kết quả trên thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua cũng tương đối thấp. Do đó trong thời gian tới, nếu Ngân hàng nổ lực và cố gắng nhiều hơn nữa trong việc huy động vốn thì tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn ngày càng cao, bằng cách đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút khách hàng.

Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, nếu tỷ số này lớn hơn 100% thì nguồn vốn huy động được sử dụng hết cho hoạt động cấp tín dụng, nếu nhỏ hơn 100% thì nguốn vốn huy động vẫn còn thừa.

Qua bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thì phần lớn trong thời gian qua, chi nhánh đã sử dụng hết nguồn vốn huy động được, và tỷ lệ này luôn đạt trên 100%, cụ thể là năm 2006 đạt 106% và năm 2007 là 280%.

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh công tác thẩm định các phương án SXKD của CBTD. Hiện nay, theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là dưới 5%, trong đó tỷ lệ nợ khó đòi trong tổng nợ quá hạn thấp thì được coi là tín dụng có chất lượng tốt.

Vì vậy, tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Chi nhánh trong thời gian qua đạt kết quả khá tốt là tỷ lệ này chỉ có 0.61% trên tổng dư nợ trong năm 2007, điều này cho thấy sự tăng trưởng tín dụng của SCB – An Giang rất tốt và Chi nhánh cũng đã tích cực trong việc xử lý nợ quá hạn.

Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Đồng thời chỉ tiêu này cũng nói lên thiện chí và khả năng trả nợ của khách hàng Với doanh số cho vay nhất định thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

Với kết quả trên, hệ số thu nợ của SCB – An Giang trong thời gian qua là tương đối thấp. Hệ số thu nợ trong năm 2006 và 2007 chỉ có 4% và 11%.Vì ở mỗi thời điểm khác nhau, Ngân hàng sẽ có kế hoạch cho vay và thu nợ khác nhau nên không thể dựa vào hệ số này mà đánh giá công tác thu nợ của Ngân hàng là không hiệu quả. Vì trong thời gian qua, DSCV tại SCB – An Giang phần lớn là tập trung cho vay trung và dài hạn nên công tác thu nợ phải kéo dài trong nhiều năm. Hơn nữa, do Chi nhánh muốn tăng doanh số cho vay mà tình hình kinh tế không ổn định làm cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng không thu được nợ đúng hạn. Do đó, việc đảm bảo chỉ tiêu hệ số thu nợ là không phải làm cho hệ số này càng cao càng tốt mà phải đảm bảo sự cân bằng về mức độ tăng lên của doanh số cho vay và doanh số thu nợ khi đến hạn.

Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của đồng vốn cho vay và phản ánh mức độ luân chuyển vốn tín dụng hay mức thu hồi nợ của Ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao thể hiện khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng là rất tốt.

Ta thấy, vòng quay vốn tín dụng tại SCB – An Giang trong 2 năm qua là tương đối thấp, chỉ có 0.48 vòng trong năm 2007. Với kết quả này, đồng vốn của Ngân hàng không quay về kịp thời để đầu tư cho chu kỳ tiếp theo. Vòng quay vốn thấp là do doanh số thu nợ của Chi nhánh trong thời gian qua chưa cao. Để vòng quay vốn đạt ở mức cao, đòi hỏi Ngân hàng tăng cường hơn nữa trong công tác thu nợ và có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ xấu để đảm bảo công tác thu nợ được tiến hành thuận lợi đem lại doanh số tăng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang (Trang 45 - 47)