Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang (Trang 49 - 50)

- Chi trả lãi 207 1,595 591 285% Chi khác 246 1,092 300 122%

4.4.2.Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng

06 tháng năm 20 Năm

4.4.2.Một số biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng

Như chúng ta đã biết, tín dụng Ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm, không rập khuôn, không máy móc, nhưng cũng cần đảm bảo tính nguyên tắc cho nó phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể theo đúng pháp luật và cơ chế hiện hành. Tín dụng là cho vay, là đầu tư vào những phương án, dự án….đồng thời đem lại hiệu quả về mặt xã hội. Đó là mong muốn của người cho vay, cũng như người đi vay, nhưng làm thế nào để đạt được mục đích đó, đây là vấn đề không hề đơn giản. Do đó cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng tín dụng, cũng như cần phải xem xét các hoạt động tín dụng, cụ thể như:

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, thực hiện kế hoạch tăng dư nợ, việc mở rộng mạng lưới, SCB còn tổ chức thực hiện công tác tiếp thị tích cực hơn nữa để tìm khách hàng, nhất là khách hàng tốt của những tổ chức tín dụng khác.

- Cán bộ nhân viên của SCB – An Giang cần có phong cách phục vụ nhiệt tình đối với khách hàng, thủ tục gọn nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn, giải ngân nhanh chóng rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng, về mặt lãi suất cần có khung linh hoạt do TGĐ ban hành, cần có lãi suất phù hợp nhằm lôi kéo khách hàng về SCB.

- Tích cực xử lý nợ tồn động để tăng khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu quả tín dụng.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với tăng trưởng vốn huy động thực tế, mục tiêu tín dụng đề ra từ đầu năm và khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng; đảm bảo vốn khả dụng cho các nhu cầu thanh toán, an toàn hoạt động kinh doanh.

- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Vì đây là khâu quan trọng giúp Ngân hàng đưa ra các quyết định đầu tư một cách chính xác. Từ đó, nâng cao chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh.

- Thực hiện đúng các quy định của Pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán và bảo đảm tiền vay; xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.

- Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh Ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

- Tiến hành rà soát, bổ sung và chỉnh sửa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của Pháp luật, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

- Tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng đối với các ngành kinh tế, TPKT và địa bàn nông thôn, thành thị, trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững.

- Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang (Trang 49 - 50)