Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang (Trang 36 - 39)

- Chi trả lãi 207 1,595 591 285% Chi khác 246 1,092 300 122%

06 tháng năm 20 Năm

4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ

Song song với nghiệp vụ cho vay thì hoạt động thu nợ cũng được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo việc thu hồi vốn được đầy đủ, và hoạt động cho vay tiếp tục được duy trì và phát triển. Vì vậy, việc thu nợ có hiệu quả hay không sẽ được thể hiện qua doanh số thu nợ. Ngoài ra, DSTN còn thể hiện khả năng đánh giá của CBTD có chính xác không, đồng thời cũng phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng và việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đem lại hiệu quả hay không.

Trong năm qua, tình hình thu nợ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang cũng đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:

Doanh số thu nợ theo thời hạn

Ta có bảng số liệu về tình hình thu nợ theo thể loại cho vay sau:

Bảng 4.4: Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay

06 thángnăm 2006 Năm 2007 năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch năm 2007/2 – 06 tháng năm 2006 Giá trị Tỷ lệ Ngắn hạn 1,053 33,250 15,572 1,479% Trung và dài hạn 11 1,706 842 7,655% Tổng 1,064 34,956 16,414 1,543% (Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)

ĐVT: Triệu đồng

Doanh số thu nợ ngắn hạn

Tình hình thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTN. Bởi vì cho vay ngắn hạn luôn là thế mạnh của Ngân hàng và phù hợp với ngành nghề sản xuất của tỉnh. Tình hình thu nợ ngắn hạn tại Ngân hàng cũng đạt được doanh số tăng, năm 2007, DSTN tăng 15.572 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng gấp 14 lần so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công tác thu nợ đối với cho vay ngắn hạn tăng. Các hộ SXKD cá thể, doanh nghiệp đa số sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên việc thu nợ của Ngân hàng cũng rất thuận lợi.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn

DSTN trung và dài hạn cũng đạt được kết quả đáng khích lệ. Cụ thể năm 2007, DSTN tăng 842 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 76 lần so với năm 2006. Do đặc điểm của thể loại vay này là cho vay trong thời gian dài và thu nợ trong nhiều kỳ, thu dần qua nhiều năm, do đó khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm. Nhưng đề có được kết quả này, cho thấy các cán bộ tín dụng đã có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, theo dõi quá trình sử dụng vốn vay và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn.

Đối với thu nợ theo thể loại cho vay, sau khi cho vay, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi sự biến động giá cả thị trường. Từ đó, Ngân hàng sẽ nắm vững tình hình hoạt động SXKD của khách hàng.

Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế:

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 06 tháng năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Năm 2007/2 – 06 tháng năm 2006 Giá trị Tỷ lệ Doanh nghiệp 850 5,672 1,986 234% Hộ SXKD cá thể 111 22,690 11,234 10,121% Khác 103 6,594 3.194 3,101% Tổng 1,064 34,956 16,414 1,543% (Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)

Công tác thu nợ của Chi nhánh trong thời gian qua đạt được kết quả cũng tương đối tốt. Năm 2007, DSTN tăng 16.414 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng gấp 15 lần so với năm 2006.

+ DSTN đối với doanh nghiệp chiếm tương đối cao trong tổng thu nợ cụ thể như: năm 2007, DSTN đạt 5.672 triệu đồng tăng 1.986 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Trong thời gian qua, Ngân hàng cho vay nhiều và đa số khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả, kinh doanh có lời nên thực hiện trả nợ đầy đủ cho Ngân hàng. Vì vậy việc thu nợ của Ngân hàng cũng rất thuận lợi và có hiệu quả.

+ Đối với hộ SXKD cá thể thì DSTN cũng đạt được khá tốt, năm 2007 DSTN tăng 11.234 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 101 lần so với năm 2006. Đạt được kết quả này là do CBTD đã thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm phát hiện kịp thời việc sử dụng vốn sai mục đích, luôn nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi cho Ngân hàng đúng hạn. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của nhiều hộ SXKD có hiệu quả, năng suất tăng, bán được giá cao. Vì vậy có khả năng trả nợ gốc và lãi

ĐVT: Triệu đồng

+ Các thành phần khác thì thu nợ chiếm tương đối thấp so với tổng thu nợ cụ thể như: năm 2007 DSTN tăng 3.194 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 31 lần so với năm 2006. Điều này cho thấy sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng đạt kết quả khá tốt nên trả nợ và lãi cho Ngân hàng cũng đúng hạn làm cho DSTN của Ngân hàng ngày càng tăng.

Qua phân tích tình hình thu nợ tại Chi nhánh SCB – An Giang thì các khách hàng thực hiện trả lãi và gốc đúng thời hạn. Do đó, công tác thu nợ cần tập trung vào các đối lượng là doanh nghiệp và các hộ SXKD cá thể, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi đúng thời hạn.

Qua kết quả về tình hình thu nợ tại SCB – An Giang có thể thấy rằng thu nợ ngắn hạn luôn đạt doanh số cao hơn thu nợ trung, dài hạn và hộ SXKD cá thể là lĩnh vực chiếm tỷ trọng thu nợ cao hơn các lĩnh vực khác. DSTN tăng cho thấy sự nổ lực trong công tác thu nợ của CBTD. Nhìn chung, tình hình thu nợ đối với các TPKT có sự chuyển biến mạnh mẽ, cho thấy hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh có sự chuyển biến tích cực, vì thế chúng ta có thể đánh giá được công tác lựa chọn khách hàng của các CBTD tại Chi nhánh là khá tốt, nên đa số khách hàng trả nợ đúng thời hạn nên thu nợ của Chi nhánh cũng tăng lên đáng kể.

Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất kể từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khâu thẩm định. Bởi vì nếu có sai sót hoặc có rủi ro thì sẽ dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần phải thận trọng, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng từ lúc vay vốn đến lúc trả nợ và lãi đầy đủ cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w