Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang (Trang 39 - 43)

- Chi trả lãi 207 1,595 591 285% Chi khác 246 1,092 300 122%

06 tháng năm 20 Năm

4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ

Tình hình dư nợ của Ngân hàng cho ta biết được thực trạng hoạt động tín dụng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn hay trung và dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư nợ sẽ tăng và ngược lại. Do đó, để hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao DSCV mà còn nâng cao mức dư nợ.

Dư nợ là kết quả của quá trình tăng trưởng tín dụng, nó phản ánh một cách thực tế tình hình cho vay, thu nợ tại Ngân hàng có đạt hiệu quả hay không. Qua đó cho ta thấy quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng, phản ánh chính xác, đầy đủ lượng vốn đầu tư mà Ngân hàng góp phần vào phát triển kinh tế của tỉnh tại thời điểm xem xét, điều này được thể hiện qua kết quả dư nợ cho vay sau:

Dư nợ cho vay theo thời hạn

Bảng 4.6: Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay

06 thángnăm 2006 Năm 2007 năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch năm 2007/2 – 06 tháng năm 2006 Giá trị Tỷ lệ Ngắn hạn 22,664 138,357 46,515 205% Trung và dài hạn 508 154,134 76,559 15,071% Tổng 23,172 292,491 123,074 531%

(Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)

Tổng dư nợ cho vay của SCB – An Giang tăng đều qua các năm. Cụ thể là tổng DNCV trong năm 2007 là 292.491 triệu đồng tăng 123.074 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng gấp 5 lần so với năm 2006.

Tương ứng với sự gia tăng của tổng dư nợ cho vay thì tỷ lệ biến động của dư nợ cho vay đối với từng thể loại cụ thể như sau:

Dư nợ cho vay ngắn hạn:

Cùng với DSCV thì dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tại Ngân hàng. Tình hình dư nợ ngắn hạn cũng đạt được kết quả khá cao, nhất là dư nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 46.515 triệu đồng, tốc độ tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Qua kết quả này ta thấy cho vay ngắn hạn là chủ yếu trong Ngân hàng với thời gian cho vay ngắn, thu hồi vốn nhanh, góp phần làm tăng vòng quay vốn tín dụng. Nguyên nhân của việc dư nợ tăng là do trong thời gian qua nền kinh tế của tỉnh phát triển sôi động, các mặt hàng xuất khẩu ngày càng tăng, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng nhiều. Do đó, dư nợ ngắn hạn cũng được tập trung ngày càng nhiều.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn:

Dư nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ. Trong thời gian qua, tình hình dư nợ trung và dài hạn đạt được kết quả như sau: năm 2006 là 508 triệu đồng, đến năm 2007 dư nợ này lên đến 154.134 triệu đồng tăng 76.559 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng gấp 150 lần so với năm 2006. Nguyên nhân là do loại hình cho vay trung và dài hạn được chú trọng đẩy mạnh nên đạt DSCV tăng qua các năm. Hơn nữa, các khoản dư nợ cho vay đối với loại này có đặc điểm là không thể thu hồi trong thời gian ngắn mà phải kéo dài trong vài năm. Do vậy mà dư nợ năm trước vẫn tồn đọng sang năm sau dẫn đến dư nợ của Ngân hàng trong năm tiếp theo tăng lên.

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của SCB – An Giang vẫn tiếp tục phát triển với dư nợ ngày càng tăng.Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo của Ban giám đốc, các Trưởng phòng thì còn có sự nổ lực của các cán bộ tín dụng. Vì các cán bộ tín dụng đã làm tốt trong công tác của mình, từ đó tạo thêm uy tín cho Ngân hàng đối với khách hàng.

Dư nợ cho vay theo TPKT:

Như đã trình bày thì SCB – An Giang cũng mở rộng tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế. Do đó, kết quả dư nợ cho vay đối với TPKT được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.7: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

06 thángnăm 2006 Năm 2007 năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Năm 2007/2 – 06 tháng 2006 Giá trị Tỷ lệ Doanh nghiệp 9,528 190,404 85,674 899% Hộ SXKD cá thể 11,842 97,145 36,731 310% Khác 1,802 4,942 669 37% Tổng 23,172 292,491 123,074 531% (Nguồn: Phòng Tín dụng và bảo lãnh tại SCB - An Giang)

ĐVT: Triệu đồng

+ Đối với lĩnh vực cho vay doanh nghiệp thì dư nợ tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2007 dư nợ tăng 85.674 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng gấp 9 lần. Nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng là do thị trường ngày càng ổn định và phát triển, nhiều doanh nghiệp hoạt động có lãi nên tăng vốn để mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp mới thành lập chưa có nhiều kinh nghiệm nên hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, và cần vốn để phục hồi SXKD, ngoài ra cũng có nhiều khách hàng có phương án SXKD khả thi đủ điều kiện vay vốn nên cũng được Ngân hàng đáp ứng.

+ Đối với cho vay hộ SXKD cá thể: dư nợ cũng tăng qua các năm, nhất là năm 2007, dư nợ đạt 97.145 triệu đồng tăng 36.731 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng gấp 3 lần. Dư nợ ngắn hạn đối với loại hình này cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ ( 51% năm 2006 và 33% năm 2007). Đây cũng là lĩnh vực quan trọng mang tính chiến lược của tỉnh, của Ngân hàng, tăng dư nợ cho vay để thúc đẩy kinh tế trên địa bàn tỉnh phát triển nhằm hỗ trợ, bổ sung vốn cho nông dân mở rộng ngành nghề, yên tâm sản xuất nhằm đưa dư nợ hộ SXKD cá thể tại Ngân hàng ngày càng tăng lên.

+ Các thành phần còn lại thì tương đối thấp so với tổng dư nợ cho vay. Cụ thể, năm 2007, DNCV là 4.942 triệu đồng tăng 669 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng là 37% so với năm 2006. Nguyên nhân là Ngân hàng cũng đã tập trung mở rộng thêm đối tượng cho vay, hơn nữa các khách hàng loại này cũng cần vốn đầu tư, bổ sung vào việc mua bán, mở rộng sản xuất vì vậy mà dư nợ đối với loại này cũng tăng lên.

Tóm lại, dư nợ cho vay của SCB – An Giang trong thời gian qua đều tăng, trong đó, dư nợ đối với doanh nghiệp là chiếm tỷ trọng cao nhất ( 65% trên tổng dư nợ). Dư nợ tăng thể hiện sự lớn mạnh của Ngân hàng trong việc cấp vốn và cũng khẳng định vị thế của mình trong thị trường Ngân hàng hiện nay. Trong thời gian qua, Ngân hàng đã không ngừng hoàn thiện các sản phẩm cho vay để thu hút và phục vụ khách hàng tốt nhất. Và để có được kết quả này thì phải có sự nổ lực, phấn đấu của các cán bộ tín dụng cộng thêm sự lãnh đạo của Ban giám đốc và các trưởng phòng, phó phòng trong cơ quan.

Hơn nữa, để thực hiện kế hoạch tăng dư nợ, việc mở rộng mạng lưới (PGD Tân Châu và Châu Phú), SCB còn tổ chức thực hiện công tác tiếp thị tích cực hơn nữa để tìm khách hàng, nhất là khách hàng tốt của những tổ chức tín dụng khác. Cán bộ nhân viên của SCB

tính an toàn, giải ngân nhanh chóng rút ngắn tối đa thời gian chờ đợi của khách hàng. Chính vì thế, nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh ngày càng thu hút được nhiều khách hàng tạo ra dư nợ ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w