Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang (Trang 50 - 52)

- Chi trả lãi 207 1,595 591 285% Chi khác 246 1,092 300 122%

4.4.4.Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn

06 tháng năm 20 Năm

4.4.4.Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn

Trong kinh doanh Ngân hàng, đầu tư, cho vay vốn nhưng chậm hoặc không thu được vốn dẫn đến nợ quá hạn, thậm chí rủi ro mất vốn là điều khó tránh khỏi. Sở dĩ khách hàng không trả được nợ và lãi vay đúng hạn theo các cam kết có thể do sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, hàng hóa sản xuất ra tiêu thụ chậm, hoặc tiêu thụ rồi nhưng tiền chưa thu. Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp khách hàng thua lỗ, không chịu trả nợ cho Ngân hàng.

Hiện nợ tồn động, nợ xấu của các TCTD đang là vấn đề đáng quan tâm Các TCTD phải dùng khá nhiều nguồn khác nhau để bù đắp rủi ro, trong đó chủ yếu dùng lợi nhuận để xử lý, bù đắp. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các TCTD có nợ tồn động, nợ xấu đều phải trích lập dự phòng rủi ro theo các nhóm nợ từ 0% đến 100% ( Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngàt 22/04/2005). Sau đây là những biện pháp nhằm làm giảm nợ quá hạn:

- Theo dõi quản lý tình hình đôn đốc thu nợ của cán bộ tín dụng; ngoài các biện pháp như: nhắc qua điện thoại, gửi thư thông báo…cần phải lập biên bản cụ thể đối với trường hợp quá hạn trong đó ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng, để tiện theo dõi và có biện pháp xử lý thích hợp tiếp theo nhằm hạn chế thấp nhất nợ quá hạn.

- Thực hiện kế hoạch rà soát tín dụng đối với hồ sơ tín dụng đã được nhận bàn giao từ tổ tín dụng An Giang, để kịp thời nắm bắt diễn tiến các khoản vay nhằm sớm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh.

- Cán bộ tín dụng cần bám sát đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương từng năm và từng giai đoạn để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, để hạn chế thấp nhất nợ quá hạn do thẩm định yếu, thiếu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

- Khi đã phát sinh nợ quá hạn phải phân tích kỹ, tìm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để có hướng xử lý đề xuất thích hợp.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại SCB – An Giang (Trang 50 - 52)